| Ảnh minh họa |
Còn nhiều bất cập SHTT đang là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi DN nói riêng cũng như của nền kinh tế nói chung. Các giá trị của DN tạo ra từ các tài sản trí tuệ như sáng chế,ànhdệtmaynângsứccạnhtranhnhờcôngcụsởhữutrítuệaugsburg đấu với frankfurt bí mật kinh doanh, bản quyền… ngày càng được định giá cao. Tuy nhiên, việc sử dụng, khai thác và định giá tài sản SHTT ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều DN chưa thực sự nhận thức rõ vai trò SHTT là một công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) với 49 đơn vị thành viên thì đến nay mới chỉ có 30 DN đăng ký nhãn hiệu. Riêng về kiểu dáng và sáng chế trong lĩnh vực dệt may thì chưa có đăng ký nào được xác nhận. Theo ông Nguyễn Sỹ Phương - Trưởng ban kỹ thuật công nghệ của Vinatex, tính đến tháng 3/2016, Vinatex có 266 nhãn hiệu đã được đăng ký, tập trung vào logo của đơn vị, sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, DN mới chỉ tập trung đăng ký nhãn hiệu tại thị trường trong nước mà chưa quan tâm đến thị trường quốc tế và chưa có DN dệt may nào đăng ký nhãn hiệu của sợi và vải. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng còn chậm ban hành những cơ chế hỗ trợ như định giá, thương mại hóa loại tài sản này. Do đó, chưa đưa SHTT trở thành ngành kinh tế thông dụng, có những đóng góp giá trị cao cho DN và của nền kinh tế. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - cho biết, trong bối cảnh hội nhập, nhất là khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp có hiệu lực, muốn nâng cao năng lực sản xuất, giữ vững và mở rộng thị trường, thì một trong những công cụ quan trọng là SHTT. Quản lý tốt chiến lược SHTT sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN trong ngành dệt may. Việc chậm đăng ký bảo hộ quyền SHTT sẽ có rủi ro cao trong kinh doanh khi bị làm giả, nhái hàng hóa và rất khó có thể cạnh tranh với các DN đầu tư bài bản đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ tài sản vô hình của mình. Tăng năng lực cạnh tranh từ SHTT Ông Hoàng Vệ Dũng - Phó Tổng giám đốc Vinatex - nhận định, để ngành Dệt may Việt Nam cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng, DN dệt may phải dần chuyển từ gia công sang mua đứt bán đoạn, đặc biệt phải chú trọng xây dựng thương hiệu đứng vững ở thị trường trong nước, từ đó vươn ra xuất khẩu bằng chính sản phẩm mang thương hiệu của mình. Ông Dũng khuyến cáo, DN cần nhìn nhận đúng tầm quan trọng về thương hiệu và quyền SHTT, bởi đây chính là công cụ hữu dụng để bảo vệ DN trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các DN áp dụng công cụ SHTT, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thì cơ quan đăng ký cần rút ngắn thời gian chờ đăng ký nhãn hiệu, bởi các sản phẩm dệt may có vòng đời ngắn. Cùng với đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ DN trong lĩnh vực SHTT; có chế tài mạnh để xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái… Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc sử dụng công cụ SHTT để nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Thân Đức Việt - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - cho rằng, để DN có thể tăng cường sử dụng công cụ SHTT nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ DN trong việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài; đồng thời, cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái để bảo vệ quyền SHTT cho các DN làm ăn chân chính. DN cần đăng ký bảo hộ quyền SHTT cả ở trong và ngoài nước. Khi đã đăng ký bảo hộ SHTT ở các nước sở tại, nếu sản phẩm bị xâm phạm về thương hiệu, DN Việt Nam sẽ được hệ thống luật pháp của nước đó bảo vệ. |
|