当前位置:首页 > Cúp C1 > 【aegoal nhận định】Bình Phước: Xuất khẩu lao động quá èo uột

【aegoal nhận định】Bình Phước: Xuất khẩu lao động quá èo uột

2025-01-12 23:10:45 [Cúp C2] 来源:88Point

Thời gian qua,ướcXuấtkhẩulaođộngquaacuteegraveouộaegoal nhận định số lao động ở Bình Phước đi xuất khẩu rất ít. Là tỉnh có diện tích cây lâu năm lớn nên nhu cầu lao động trong lĩnh vực này nhiều. Với thu nhập của lao động tại chỗ khoảng 3-5 triệu đồng/tháng nên họ không mặn mà với việc đi xuất khẩu lao động.

Gần đây, ở nước ta có không ít vụ lao động đi làm việc tại nước ngoài bị sa thải hoặc phải bỏ về nước vì thu nhập thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người lao động. Bên cạnh đó, ở nhiều huyện, thị trong tỉnh đang phát triển các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp, cùng với các nông trại cây trồng, vật nuôi được mở rộng quy mô, thu hút nhiều lao động nên người dân Bình Phước đi làm việc ở nước ngoài rất ít.

Lao động nông thôn có nhu cầu xuất khẩu nhưng phần lớn chưa được đào tạo nghề

Anh Nguyễn Văn Kiên, xã Thành Tâm (Chơn Thành) nói: Tôi chưa được học nghề gì nên không dám đăng ký đi XKLĐ. Làm công ăn lương trong nông trại cao su hiện hưởng lương 5 triệu đồng/tháng, tôi thấy cũng khá.

Gặp anh Nguyễn Thế Ban trước cổng Khu công nghiệp Chơn Thành khi anh vừa đến hỏi xin việc, chúng tôi đề cập chuyện XKLĐ, anh nói: Hiện kinh tế thế giới đang khó khăn, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài về nước ồ ạt, trước thời hạn. Tôi sợ bị lừa, hoặc bị đuổi việc thì không có tiền trả nợ.

Những năm qua, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn để tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, phần lớn lao động vẫn dè dặt với XKLĐ. 6 tháng đầu năm nay, thông qua trung tâm này tư vấn, giới thiệu chỉ có 22 lao động đăng ký XKLĐ, chủ yếu tại thị trường Hàn Quốc.

Mỗi năm, Bình Phước có thêm hàng chục ngàn người đến độ tuổi lao động. Theo đó, các mô hình tạo việc làm cho người lao động phát triển ngày càng đa dạng. Thực hiện Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND, ngày 4-1-2011 của UBND tỉnh về phê duyệt đề án Giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh, trong đó có công tác XKLĐ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền chính sách về XKLĐ, giới thiệu những doanh nghiệp có chức năng, năng lực XKLĐ về địa bàn tỉnh tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động. Hiện có 11 doanh nghiệp ngoài tỉnh đến Bình Phước hoạt động dưới hình thức này, còn trong tỉnh không có doanh nghiệp nào.

6 tháng đầu năm 2012, Bình Phước chỉ có 87 người đi XKLĐ. Con số này quá thấp so với các tỉnh, thành trong cả nước. Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh phấn đấu đào tạo nghề cho 30 ngàn lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% năm 2010 lên 40% vào năm 2015. Nhưng thực tế con số này đang thể hiện rất khiêm tốn, gây khó khăn cho việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc vì trình độ lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, giai đoạn 2011-2015 tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho 151 ngàn lao động, trong đó có 1.000 người đi XKLĐ. Để làm được điều này thì việc hỗ trợ XKLĐ đóng vai trò quan trọng, thông qua các hình thức tiếp tục cho phép các doanh nghiệp có năng lực XKLĐ vào tỉnh để tuyển chọn lao động. Đồng thời, tiếp tục cho vay XKLĐ bằng nguồn ngân sách địa phương và tranh thủ vận động hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại trong tỉnh nhằm tăng mức cho vay khi người lao động có nhu cầu.

Ông Huỳnh Xuân Hùng, Trưởng phòng việc làm - an toàn lao động, Sở lao động - thương binh và xã hội, cho biết: Thị trường mà Bình Phước XKLĐ được nhiều nhất là Malaysia, Hàn Quốc, chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc ở nông thôn, số ít làm việc trong ngành công nghiệp. Thực trạng trên cho thấy, tỉnh cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao. Khi đó, người lao động mới thực sự có “sức hút” đối với thị trường nước ngoài.

Xuất khẩu lao động phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, muốn xuất khẩu lao động với thu nhập cao thì người lao động phải đầu tư học nghề và nắm bắt được các yếu tố khách quan để tránh rủi ro. Giải quyết các vấn đề này, người lao động phải tự trang bị năng lực thực hành nghề, có sức khỏe, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động nước ngoài.

Hải Châu

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读