当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kq hiroshima】Nỗ lực khắc phục sụp lún 正文

【kq hiroshima】Nỗ lực khắc phục sụp lún

2025-01-24 23:28:31 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:966次

Báo Cà Mau(CMO) Tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương, tận dụng tất cả các nguồn của tỉnh, huyện và cả sức dân… nhưng vẫn chưa đủ sức khắc phục. Đó là thực trạng và hệ luỵ mà tình trạng nắng hạn, sụp lún để lại trong mùa khô năm 2019-2020 vừa qua.

Nắng hạn kéo dài làm các kênh rạch khô cạn, gây ra hiện tượng sạt lở, sụp lún bờ kênh nhiều tuyến đường giao thông. Cụ thể, tuyến đường cấp tỉnh quản lý có đến 14 vị trí sụp lún với tổng chiều dài 540 m, cùng nhiều vết rạn nứt tổng chiều dài hơn 550 m. Đặc biệt, tuyến đê biển Tây đoạn Đá Bạc - Kênh Mới sụp lún 2 điểm với tổng chiều dài 240 m. Trong đó sụp lún, trượt sâu từ 2-3 m với chiều dài 210 m, sụp lún từ 0,08-0,1 m với chiều dài 30 m và tạo ra nguy cơ sụp lún 4.215 m.

Riêng đối với lộ nông thôn, có 1.065 điểm sụp lún chiều dài 33.805 m. Tình trạng này diễn ra nghiêm trọng nhất trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, với hơn 24.117 m đường bị sụp lún. Trong đó, nghiêm trọng nhất là các xã: Khánh Hải, Khánh Hưng và Khánh Bình Đông. Kế đến là huyện U Minh với 50 điểm bị sụp lún, tổng chiều dài 8.934 m. Trên địa bàn TP Cà Mau cũng có đến 15 điểm bị sụp lún với tổng chiều dài 754 m.

Thuỷ lợi bộc lộ hạn chế

Do sụp lún diễn ra trên diện rộng với chiều dài hơn 24 km, trong khi nguồn kinh phí có hạn nên nhiều vị trí chưa được khắc phục.

Ngoài ra, tình trạng khô hạn còn làm cho vùng ngọt hoá của tỉnh có 18 cống ngăn mặn bị rò rỉ, xói đáy, nước mặn từ ngoài xâm nhập vào vùng ngọt. Trong đó, tập trung nhiều nhất là hệ thống cống ngăn mặn trên tuyến Tắc Thủ - Sông Đốc, thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Từ những thống kê sơ bộ trên cho thấy, mức độ nghiêm trọng mà tình trạng nắng hạn để lại cho kinh tế, môi trường, sản xuất và đời sống của người dân… và có thể nói hệ luỵ mà tình trạng nắng hạn mang lại là chuyện đã rồi. Tuy nhiên, từ hệ luỵ nắng hạn để lại của mùa khô năm 2019-2020 này, cũng như mùa khô năm 2016, cho thấy hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh đang bộc lộ nhiều hạn chế trong phục vụ sản xuất của người dân.

Đặc thù của tỉnh là gần như sử dụng hoàn toàn nước mưa để phục vụ sản xuất, không có nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô. Trong khi đó, hệ thống công trình thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh, thiếu trạm bơm, chưa khoanh bao từng ô nhỏ... Do đó, không trữ được nước mùa mưa để phục vụ sản xuất trong mùa khô nên dễ bị thiếu nước khi xảy ra nắng hạn, điều này được minh chứng bằng thực tế năm 2016 và 2020.

Mặt khác, khi hạn hán, kênh rạch bị khô cạn, không có nguồn nước bổ sung làm mất phản áp là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng sụp lún nghiêm trọng như đã qua. Ngay cả hệ thống thuỷ lợi vùng sản xuất lúa - tôm cũng cho thấy một số hạn chế. Do chưa khép kín, thiếu trạm bơm rửa mặn vào đầu mùa mưa, thiếu công trình cống ngăn mặn vào đầu mùa khô nên sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, rủi ro rất cao. Vụ lúa - tôm năm 2019 có gần 17.000 ha bị thiệt hại.

Ngoài ra, một hạn chế lớn không thể không kể đến là quy hoạch thuỷ lợi vùng ĐBSCL. Do chưa được đầu tư hoàn chỉnh, cụ thể là hệ thống công trình cấp nước ngọt cho các tỉnh vùng ven biển chưa được đầu tư; quy hoạch, dẫn nước ngọt về bán đảo Cà Mau chưa được thực hiện... là những vấn đề liên quan đến quy hoạch sản xuất của tỉnh Cà Mau, nhất là vùng ngọt hoá chưa được xác định và đầu tư kịp thời.

Những hạn chế trên được các cơ quan chuyên môn chỉ ra và làm rõ trong rất nhiều hội thảo, hội nghị những năm gần đây. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên đến nay chưa thể khắc phục và điều hiển nhiên khi có nắng hạn, hệ luỵ mang lại vô cùng lớn. Để khắc phục các hệ luỵ sụp lún đất, xâm nhập mặn, tỉnh huy động từ nhiều nguồn và xắn tay ngay từ những ngày đầu, nhưng nguồn lực có hạn, công tác này còn không ít khó khăn.

Thời gian qua, bằng nhiều nguồn, một phần sụp lún đã được khắc phục.

Khó khăn do thiếu vốn

Xử lý tạm đối với một số điểm sụp lún, sạt lở để đảm bảo giao thông, đi lại cho người dân là giải pháp đang được áp dụng rộng rãi hiện nay tại các điểm sụp lún lộ nông thôn của tỉnh. Song song đó, bố trí cán bộ, lực lượng quản lý thường xuyên kiểm tra các vị trí đê xung yếu, cống đập để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố sạt lở, sụp lún đê, rò rỉ, xói đáy cống; định kỳ quan trắc, kiểm tra độ mặn trên các sông, khu vực cống ngăn mặn.

Đặc biệt, tỉnh đã triển khai xử lý khẩn cẩp các đoạn đã sụp lún và có nguy cơ sụp lún đê biển Tây từ Đá Bạc đến Kênh Mới. Cụ thể, xử lý hộ đê khẩn cấp bằng giải pháp thảm đá bọc PVC và xếp rọ đá phía biển, chiều dài 4.781 m, với kinh phí 50 tỷ đồng; xử lý sạt lở bảo vệ đai rừng phòng hộ đê biển Tây bằng giải pháp thả rọ đá, chiều dài 1.964 m với kinh phí 8,5 tỷ đồng; xử lý tạo phản áp khắc phục sạt lở, sụp lún đê bằng giải pháp bơm đất vào mương đê, chiều dài 3.500 m với kinh phí 15 tỷ đồng…

Ngoài ra, các công trình khẩn cấp xử lý các cống bị rò rỉ, xói đáy cống ngăn mặn cũng được đẩy nhanh tiến độ thi công. Và giải pháp thi công khắc phục tình trạng rò rỉ cống là phụt silicate (xi-măng và silicate), dự kiến hoàn thành trong tháng 8 này.

Riêng đối với công tác khắc phục tình trạng sụp lún lộ nông thôn, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Trần Tấn Công cho biết, huyện chỉ đạo khắc phục được 2.119 m với số tiền hơn 2,1 tỷ đồng, hiện đang hoàn thành việc lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công một số tuyến đường về trung tâm xã, tổng giá trị 15 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ. Ngoài ra, huyện còn tranh thủ nguồn ngân sách chi hỗ trợ 8 xã, thị trấn, mỗi xã 100 triệu đồng khắc phục tạm các vị trí sụp lún để lưu thông đường bộ được thông suốt.

Tuy nhiên, là huyện đang chịu tác động nặng nề nhất từ tình trạng sụp lún, với trên 24 km lộ bê-tông và đất đen bị hư hỏng nên việc khắc phục gặp rất nhiều khó khăn. Ông Công cho biết thêm, nắng hạn ảnh hưởng trên địa bàn huyện rất nặng nề, nhất là giao thông đường bộ, để khắc phục cơ bản hậu quả, toàn huyện cần trên 56 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng ngân sách chỉ đủ khắc phục những điểm sạt lở, sụp lún nhỏ, huyện đang rất cần sự hỗ trợ của tỉnh.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hồ Hoàn Tất nhận định, tình trạng sụp lún diễn ra trên đường ô-tô về trung tâm xã và đường nông thôn. Do đó, các huyện cần xem xét lại năng lực, từ đó phân loại từng công trình. Đường ô-tô về trung tâm xã tỉnh hỗ trợ, nhưng lộ giao thông thì huyện nên chọn hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm để kêu gọi người dân góp sức. Có như vậy mới đủ năng lực khắc phục hết toàn bộ những vị trí sụp lún hiện nay.

Ông Tất giải thích thêm, do sụp lún không nằm trong tình huống thiên tai nên không thuộc diện công trình dự án cấp bách, từ đó phải tiến hành thủ tục theo quy định. Hoạt động này phần nào ảnh hưởng đến tiến độ khắc phục thời gian qua. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay vẫn là kinh phí, tiêu biểu như tuyến đường Co Xáng - Cơi 5 - Đá Bạc. Trên tuyến này có 10 điểm sụp lún, Sở Giao thông vận tải tranh thủ một số nguồn để khắc phục kịp thời 4 điểm, còn lại 6 điểm. Hiện nay, giải pháp thiết kế thi công đã xong, nhưng phải chờ nguồn vốn./.

Liên quan đến ngân sách hỗ trợ khắc phục sụp lún trên địa bàn tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành nghiên cứu để phân cấp ngân sách. Những nhiệm vụ nào thuộc thẩm quyền của huyện thì huyện xử lý, còn phần nào khó khăn tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ.

Nguyễn Phú

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜