【nhận định roma vs】Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
时间:2025-01-26 06:30:32 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử |
Doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu qua thương mại điện tử với đại biểu, khách mời. |
Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử với chủ đề: “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt Nam”, tổ chức ngày 26/11.
Nhận định về xu hướng phát triển của thương mại điện tử, bà Lê Hoàng Oanh cho biết, thương mại điện tử đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Với Việt Nam, thương mại điện tử cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam hiện đang đứng “top” đầu thế giới và khu vực.
Năm 2023, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam là 20,5 tỷ USD, đứng “top” 3 Đông Nam Á. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử đạt 45 tỷ USD.
Theo lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các thống kê một mặt cho thấy mức độ năng động của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, mặt khác thể hiện sự sẵn sàng của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử xuyên biên giới là đòn bẩy quan trọng cho xuất khẩu trực tuyến. Khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2023, 53% số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử, 47% doanh nghiệp tham gia khảo sát sử dụng website hoặc ứng dụng tương tự.
Đáng chú ý, 60% doanh nghiệp cho biết giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm 10-30% tổng hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Số liệu từ báo cáo của Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, tăng 50% về giá trị và tăng 40% về số lượng đối tác bán hàng. Tổng quan, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng trưởng 26% so với năm trước.
“Những con số này là minh chứng rõ nét cho tiềm năng to lớn và sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường quốc tế”, bà Lê Hoàng Oanh cho hay.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam.
Theo các chuyên gia, ưu điểm vượt trội của thương mại điện tử xuyên biên giới là giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng doanh số, đưa hàng đến thị trường và đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Cùng với đó, việc nắm bắt và phản hồi nhanh đối với nhu cầu của thị trường, thông qua chat trực tuyến, đánh giá sản phẩm trực tuyến, thông tin phản hồi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường nhanh hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, giảm phụ thuộc vào thị trường về quy mô thị trường và thời vụ; xây dựng và nâng cao nhận diện thương hiệu ở thị trường nước ngoài…
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận, triển khai ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới, như hạn chế về kiến thức và kỹ năng số; năng lực cạnh tranh chưa cao; thiếu thông tin thị trường và các vấn đề khó khăn liên quan đến rào cản pháp lý, thuế quan, logistics, thanh toán…
Bên cạnh đó, những biến động của thị trường quốc tế, các căng thẳng thương mại, cùng các yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Bà Lê Hoàng Oanh cũng khuyến nghị doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng Việt nên tham gia sàn thương mại điện tử uy tín để được hỗ trợ, đỡ tốn kém đầu tư. Đồng thời, cần đầu tư cho thương hiệu sản phẩm, tìm đối tác bản địa để hỗ trợ logistic và chăm sóc khách hàng, nắm bắt thị hiếu, nghiên cứu kỹ quy định nước sở tại, đồng thời tận dụng các chương trình hỗ trợ của Bộ Công Thương.
Ông Yap Kwong Weng- CEO Việt Nam SuperPort đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam dự báo tăng trưởng mạnh trong những năm tới nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các khoản đầu tư công, tạo ra triển vọng tích cực cho thương mại điện tử xuyên biên giới.
Đáng chú ý, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động thương mại trên nền tảng số.
Ông Liu Liang, đại diện Sở Thương mại- Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Vân Nam (Trung Quốc) đánh giá cao vị trí thuận lợi của Vân Nam với Việt Nam. Vị trí địa lý này mang lại thuận lợi về giao thông, đặc biệt là đường sắt và đường bộ.
Nói về hướng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Vân Nam cũng cho biết, trọng tâm thương mại điện tử xuyên biên giới là logistic, vận chuyển chậm chạp thì không đáp ứng được nhu cầu.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý logistic và khai báo hải quan; đào tạo nhân lực, tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiểu khách hàng.
上一篇: Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
下一篇: Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
猜你喜欢
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Những giá trị mà Mialala hướng tới trên hành trình phủ sóng toàn quốc
- Giá vàng trong nước cùng tăng với giá thế giới
- Người chăn nuôi gà gặp khó
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Quản lý chặt thiết bị giám sát hành trình
- Nhận diện thuận lợi và khó khăn chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Trong 4 năm Việt Nam tăng liên tiếp 8 bậc về an toàn, an ninh mạng toàn cầu
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới