Tăng trưởng kinh tếđược nhận diện dưới các góc độ khác nhau,ăngtrưởngkinhtếđanglàvấnđềlớnnhấnhận định bóng đá cúp c1 đêm nay trên cơ sở so sánh nhiều mặt.
Thứ nhất, so sánh với một số tác động trong lịch sử, kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị tác động chậm hơn và kéo dài hơn.
Cụ thể, cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực năm 1997 xảy ra khi Việt Nam đã tăng trưởng khá cao 6 năm liên tục trước đó (đều tăng trưởng trên 8%). Việt Nam không bị rơi vào “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng này (không bị tăng trưởng âm), nhưng tăng trưởng đã bị chậm lại (năm 1998 tăng 5,76%, năm 1999 tăng 4,77%).
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 diễn ra khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức khá cao, liên tục trong một số năm (từ 7% trở lên). Việt Nam cũng không bị rơi vào “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng này, nhưng tăng trưởng chậm lại (năm 2009 tăng 5,32%...).
Năm 2019, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,02%. Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, nhưng Việt Nam cũng không bị rơi vào suy thoái, mà vẫn nằm trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương (2,91%). Tuy nhiên, quý III/2021, kinh tế giảm sâu (-6,17%), nên 9 tháng chỉ tăng 1,42% và khả năng cả năm nay tăng rất thấp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tăng 3-3,5%, WB dự báo tăng 2-2,5%).