您现在的位置是:World Cup >>正文

【số liệu thống kê về werder bremen gặp leverkusen】Thông điệp “thân thiện”

World Cup5人已围观

简介Khi những tờ lịch cuối cùng của năm 2019 được gỡ xuống đó cũng là lúc tỉ ...

Khi những tờ lịch cuối cùng của năm 2019 được gỡ xuống đó cũng là lúc tỉnh Hậu Giang tạo được những mốc son: huyện Châu Thành A được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Thành phố Vị Thanh nhộn nhịp lên đô thị loại II.  Đó chỉ hai điểm son dịp cuối năm đánh dấu một chặng đường Hậu Giang không ngừng nỗ lực vươn nhập với ĐBSCL và cả nước.

Bà Trương Ánh Nguyệt tại buổi tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019.

Luồng gió từ nông thôn mới

Hôm huyện Châu Thành A tổ chức lễ đón nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM),điệpthnthiệsố liệu thống kê về werder bremen gặp leverkusen các cán bộ lão thành từ ngày thành lập tỉnh như: đồng chí Nguyễn Phong Quang, Huỳnh Phong Tranh, Huỳnh Minh Chắc, Trần Công Chánh… đều có mặt để chia sẻ niềm vui. Nhiều phương tiện truyền thông sau đó khai thác chi tiết khá thú vị: Nét độc đáo “có một không hai” của huyện Châu Thành A là có 4 thị trấn (Rạch Gòi, Cái Tắc, Bảy Ngàn và Một Ngàn) đều được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị. Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A Trần Thanh Lâm có cách tổng kết phong trào xây dựng NTM khá thú vị: “Trong điều hành, huyện đã có những định hướng mang tính đột phá như: Ban hành nghị quyết về đẩy mạnh công tác giảm nghèo trong gia đình chính sách, đảng viên thuộc diện hộ nghèo; Xây dựng quyết tâm chính trị với công thức: 6 + 9 + 4 + 1 + 1 (6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 tiêu chí huyện nông thôn mới, 4 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, 1 xã nông thôn mới nâng cao và 1 xã không còn hộ nghèo)”.

Toàn huyện có 800 mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó 240 mô hình đạt lợi nhuận từ 150 triệu đồng/ha/năm trở lên; huyện có 20 sản phẩm đã gửi đăng ký sản phẩm OCOP (mỗi xã nông thôn mới gắn với một sản phẩm), nổi bật như: xoài cát, sữa dê, nhãn, cỏ may mắn, cây đinh lăng…

Huyện Châu Thành A gần như ôm trọn vùng miệt ngàn với những nông dân tỉ phú. Điển hình là ông Thiều Văn Hải, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Hải Thành và bà Trương Ánh Nguyệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi (xã Thạnh Xuân) - là hai nông dân trong số 10 nông dân tiêu biểu của Hậu Giang được dự đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Cần Thơ mới đây.

Ông Thiều Văn Hải là một trong những người được tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018. Khởi nghiệp với 1,5 công đất ruộng, đến nay tổng diện tích đất sản xuất đã lên tới 6,6ha, ông Hải là người đi tiên phong trồng và bán lúa thơm trong 19 năm qua. Thu nhập hiện nay của gia đình ông đạt gần 2 tỉ đồng/năm. Bà Trương Ánh Nguyệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi (xã Thạnh Xuân), là một nữ tỉ phú nông dân nổi tiếng nhờ nuôi cua đinh, ba ba. Đồng hành với bà Nguyệt trong gần 10 năm qua là các cán bộ ngành nông nghiệp huyện Châu Thành A, Liên minh HTX tỉnh, đã hướng dẫn kỹ thuật và tạo điều kiện để chị tiếp cận nguồn vốn. Đến nay, HTX Thạnh Lợi có trên 50.800 con ba ba, cua đinh giống và thương phẩm. Riêng bà Nguyệt nuôi 4.000 con ba ba giống, 500 con cua đinh giống. Hiện ba ba và cua đinh giống sản xuất ra bao nhiêu đều có người mua hết. Nhờ vậy kinh doanh thuận lợi, doanh thu của HTX đạt hơn 2 tỉ đồng, lợi tức chia cho xã viên trên 200 triệu đồng/năm. Bà Nguyệt cũng linh động tìm thị trường bán hàng trăm ký ba ba thương phẩm sang Nhật.

Hậu Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về phong trào xây dựng NTM. Tại hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM 2010-2020, Hậu Giang là một trong 19 bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương được vinh danh và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đến cuối năm 2019, Hậu Giang có 29/53 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 54,72%; số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 15,6 tiêu chí/xã, đạt và vượt kế hoạch. Đến nay đã có 1 xã đạt NTM nâng cao, 3 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. “Tỉnh Hậu Giang đang dồn nhiều nguồn lực ưu tiên cho xây dựng NTM. Chúng tôi xác định, xây dựng NTM phải nâng cao mức sống và tinh thần cho người dân. Đồng hành cùng phong trào là sự hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay. Chúng tôi rất vui khi việc xây dựng NTM được người dân đồng lòng, đồng hành. Chính vì vậy, cán bộ địa phương cần nâng cao nhận thức, xem đây là giải pháp thiết thực để nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sinh kế bền vững cho người dân”, ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, chia sẻ.

Xây dựng thương hiệu: Hậu Giang thân thiện

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, sản xuất nông nghiệp của Hậu Giang đã và đang tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp. Năm 2019, khép lại với hai sự kiện mang tính đột phá của Hậu Giang, đó là: Tổ chức thành công Hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh” và tiếp đến là Hội thảo “Chung tay làm du lịch nông nghiệp”. Sau hội thảo, tỉnh đã thí điểm thành công và đang nhân rộng ra toàn tỉnh mô hình sản xuất lúa thông minh với việc canh tác bằng máy cấy sạ hàng và bón phân thông minh, gắn thiết bị thông minh đo mực nước trên mặt ruộng, hệ thống điều khiển bơm nước tự động,… Hậu Giang đang từng bước chuyển mình và tận dụng tối đa những kết quả mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang mang lại. Bên cạnh phát triển nông nghiệp theo phương pháp tiên tiến, ứng dụng tốt công nghệ thông tin, Hậu Giang xác định phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng NTM chính là một giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nhiều người rất ấn tượng với sự chia sẻ của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Lê Tiến Châu: “Hậu Giang đang nỗ lực hành động để hướng tới mục tiêu xây dựng thành công Chính quyền thân thiện, kiến tạo. Chúng tôi coi các doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ là đối tác, đối tượng phục vụ mà sau công việc còn là những người bạn chia sẻ với nhau những quan điểm, giá trị sống cốt lõi”. Điểm lại từ một buổi tỉnh đối thoại với doanh nghiệp cuối năm 2019 mới thấy sự cầu thị từ chính quyền địa phương. “Phía công ty chúng tôi đã đầu tư ở nhiều tỉnh, thành. Chúng tôi cảm nhận việc một quý đối thoại một lần với doanh nghiệp là rất hiếm. Chúng tôi đánh giá rất cao việc làm này của lãnh đạo tỉnh: Quan tâm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Thường thì trong đối thoại chủ yếu liên quan đến đất đai. Đụng đến đất của dân là rất khó. Song, các sở, ngành của tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp làm rất chặt, đúng pháp luật nên quá trình giải phóng mặt bằng rất nhanh. Đây là điều doanh nghiệp ghi nhận. Qua đó, doanh nghiệp rất phấn khởi đem hết nhiệt tình để sản xuất”, ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang chia sẻ. Tại buổi đối thoại này, ông Chu Văn An kiến nghị tỉnh xem xét để công ty sử dụng nước với giá cả hợp lý. Ngay sau đó, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Hậu Giang, ông Hồ Văn Phú hồi đáp: “Do hạ tầng khu công nghiệp chưa hoàn chỉnh, một phần nơi công ty Minh Phú sản xuất là khu vực hạn chế khai thác nước ngầm. Tới đây, sở sẽ làm trung gian để công ty kết nối với doanh nghiệp cung cấp nước, tìm thỏa thuận giá nước hợp lý”.

Có mặt tại buổi đối thoại, ông Trần Văn Huynh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Hai Huynh (huyện Vị Thủy) lo lắng không biết đầu ra hạt gạo tới đây ra sao, việc làm mã vạch truy xuất nguồn gốc có khó không. Liền đó, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, đăng đàn trả lời: Sở sẽ cử đơn vị nghiệp vụ đến hỗ trợ miễn phí cho HTX quy trình thực hiện làm mã vạch truy xuất nguồn gốc nông sản. Đồng thời, sở sẽ mời doanh nghiệp gặp mặt nông dân để bàn chi tiết việc bao tiêu vùng lúa gạo. Cũng cần nói thêm, HTX Nông nghiệp Hai Huynh là 1/5 HTX được tỉnh Hậu Giang chọn để nhân rộng mô hình bón phân thông minh cho cây lúa vụ Đông xuân 2019-2020.

Chợt nhớ hôm huyện Châu Thành A tổ chức lễ công nhận huyện NTM, gặp anh Bảy Chánh (Trần Công Chánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang), anh chia sẻ như gửi gắm: “Mong cán bộ Hậu Giang ngày càng sát dân hơn”. Lời gửi gắm ấy cũng gần với sự chia sẻ của ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang: “Hậu Giang đang nỗ lực hành động để hướng tới mục tiêu xây dựng thành công Chính quyền thân thiện, kiến tạo”. Từ luồng gió NTM đến nỗ lực xây dựng thương hiệu Hậu Giang thân thiện hy vọng sẽ truyền dẫn trong đội ngũ cán bộ tỉnh.

Ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang:

- “Có thể nói, kết quả rõ nét nhất trong thực hiện thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo là vấn đề thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh Hậu Giang, đã có chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang tư duy chính quyền phục vụ người dân và doanh nghiệp. Chính quyền địa phương luôn bên cạnh, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp để hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc; khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia những lĩnh vực mà Nhà nước không nhất thiết phải trực tiếp tham gia, nhất là công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục,… Những thay đổi căn bản về tư duy được thể hiện thông qua công tác chỉ đạo, điều hành công việc của các cấp lãnh đạo của tỉnh Hậu Giang. Sự quyết tâm, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ của các cấp chính quyền tỉnh Hậu Giang cũng thể hiện thông qua nhiều cơ quan, đơn vị đề ra phương châm giải quyết hết việc, chứ không hết giờ. Hình ảnh nhiều trụ sở cơ quan ban, ngành sáng đèn đến đêm để giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp tại tỉnh Hậu Giang cũng là hình ảnh thường xuyên. Từ đó, số lượng nhiệm vụ thực hiện quá hạn hoặc chưa triển khai đã giảm đáng kể, thể hiện sự thay đổi tư duy, phong cách làm việc đang dần dần mang lại những kết quả hết sức thiết thực”.

 

Tại Hội thảo khoa học Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025, GSTS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ: “Tỉnh Hậu Giang nên chú trọng để đào tạo và sử dụng nhân lực cho khoa học công nghệ. Hiện có 3.800 sinh viên quê ở Hậu Giang đang học tại đại học Cần Thơ. Chỉ cần tiếp nhận khoảng 70% (khoảng 2.500 cử nhân - kỹ sư) nguồn nhân lực chất lượng cao này có thể giúp tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hậu Giang cần có kế hoạch đào tạo cán bộ trẻ từ sinh viên mới ra trường để kế thừa. Trường Đại học Cần Thơ (có khu đào tạo Hòa An đóng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang) sẵn sàng đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao khoa học kỹ thuật theo đơn đặt hàng của tỉnh”.

 

VĨNH TƯỜNG

Tags:

相关文章