TheÁpdụngLeangópphầntăngnăngsuấtchodoanhnghiệpdệtMaytừpsg vô địch c1 mấy lầno thống kê, tại Tổng công ty May 10, sau khi áp dụng Lean, năng suất lao động của đơn vị tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm tới 8%, giảm giờ làm 1 giờ/ngày, tăng thu nhập trên 10% và giảm phí từ 5-10%/năm. Hoặc như Tổng công ty May Hưng Yên, mới chỉ áp dụng Lean cho 1 chuyền sản xuất đã cho kết quả năng suất cuối ngày tăng 21% so với công nghệ chuyền thường.
Một số doanh nghiệp điển hình trong việc ứng dụng thành công Lean phải kể tới là: Tổng công ty May 10, Tổng CT May Hưng Yên, Tổng CT CP May Việt Tiến, Tổng CT CP Dệt May Hoà Thọ, Tổng CT CP May Nhà Bè…
Áp dụng Lean góp phần tăng năng suất cho doanh nghiệp dệt May từ 15-20%. Ảnh: S. T
Cụ thể, Tổng Công ty May Nhà Bè – CTCP (NBC) đã triển khai đồng loạt Lean cho chủng loại sản phẩm Veston Nam, bước sang năm 2014, đơn vị này tiếp tục triển khai và hoàn thành cho tổ cắt, tạo sự đồng bộ trong sản xuất. Thời gian tới, NBC còn cải tiến rộng thêm những chủng loại sản phẩm khác như áo sơ mi, quần Jean, hàng knit,... Chính nhờ áp dụng Lean, năng suất toàn hệ thống của NBC tăng hơn 20% và điều quan trọng hơn là tạo sự cộng hưởng thi đua trong sản xuất của các đơn vị. Năng suất, chất lượng của từng chuyền đã được ổn định và kiểm soát qua từng giờ sản xuất. Thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể. Đặc biệt từ khi áp dụng Lean, NBC đã giảm giờ làm cho công nhân 1h/ngày, được nghỉ chiều thứ 7 và tuyệt đối không phải làm ca, kíp.
Tại Tổng công ty Cp Dệt May Hòa Thọ, sau khi áp dụng Lean, doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hơn mặt bằng nhà xưởng, giảm hàng tồn trên chuyền từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn 8%. Lean còn giúp tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp cho đơn vị này, tư tưởng người lao động được ổn định, cầu tiến, đặc biệt không cần làm thêm giờ mà thu nhập vẫn tăng.
Cũng nhờ áp dụng công nghệ Lean, tại báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 của Tổng công ty CP May Việt Tiến đã khẳng định: Lean đã thúc đẩy tăng trưởng của đơn vị đạt trên 14% so với cùng kỳ năm 2012. Bước sang năm 2014, Việt Tiến cũng chọn công nghệ Lean là một trong 10 giải pháp quan trọng để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 10 – 15%. Trong đó, chỉ đạo sẽ triển khai áp dụng rộng rãi Lean ngay từ khối phòng ban nghiệp vụ đến các đơn vị sản xuất trong toàn hệ thống của Tổng Công ty.
Mặc dù các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam khi áp dụng Lean đều khẳng định được tính ưu việt vượt trội trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất, kinh doanh của đơn vị từ 15 - 20%, song hầu hết những người đứng đầu doanh nghiệp cũng phải thừa nhận việc triển khai và áp dụng không hề đơn giản. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10: Áp dụng Lean là một quá trình lâu dài và cần phải xây dựng từng bước. Người đứng đầu doanh nghiệp phải quyết liệt triển khai, nhiều lần có thể thất bại song tuyệt đối không được bỏ cuộc.
Còn ông Nguyễn Xuân Dương – Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Hưng Yên có ý kiến rằng, vai trò của người lao động rất quan trọng, người lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm vận động, tuyên truyền để họ thấy lợi ích của mô hình này, đó là giảm giờ làm, tăng thu nhập, môi trường làm việc hiện đại và chuyên nghiệp. Ngoài ra, đây là mô hình quản lý “động”, vì vậy áp dụng tại mỗi doanh nghiệp một khác, không nên áp dụng một cách dập khuôn, sáo rỗng.