【tructiep tysobongda】Báo chí góp phần tạo sự chuyển biến về hành vi trong xã hội
Báo chí luôn phát huy vai trò xung kích trên mặt trận văn hóa-tư tưởng,áochígópphầntạosựchuyểnbiếnvềhànhvitrongxãhộtructiep tysobongda là bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc.
Những năm gần đây, tình trạng văn hóa, đạo đức xuống cấp, trong đó có cả văn hóa ứng xử trong cộng đồng đã được báo chí thông tin kịp thời, phân tích, cảnh báo thiết thực. Việc thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hành vi ứng xử văn minh góp phần thay đổi văn hóa ứng xử trong xã hội.
Nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa, văn minh
Sáng 10/6/2019, tại km 670+100, đường tránh Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình xảy ra vụ tai nạn lật xe khiến tài xế bị thương.
Hàng nghìn con vịt chạy loạn ra đường. Nhiều người dân chạy đến bắt vịt mang đi dù tài xế chạy theo van xin.
Sau Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên vào cuối tháng 2/2019, nhiều người dân ở Hà Nội đã thản nhiên vơ vét hoa trang trí đường phố mang về nhà. Trong số đó, có những người đi xe ôtô cũng ngang nhiên dừng lại, chất hoa vào cốp xe... rồi đi thẳng!
Một chiếc xe chở hàng bốc cháy, sau khi đám cháy bị dập tắt, hàng chục người dân lao vào "hôi của," người tài xế chỉ có thể khóc nức nở, bất lực đứng nhìn...
Những hình ảnh xấu xí của một bộ phận người dân đã khiến cho dư luận phẫn nộ, bất bình, bởi đó không chỉ là việc làm thiếu văn hóa, đáng xấu hổ mà còn cho thấy sự tham lam, vô cảm đến tàn nhẫn của một số người.
Không chỉ "hôi của," hiện nay, ở nhiều nơi, những hành vi ứng xử thiếu văn hóa vẫn thường diễn ra như chen lấn khi mua sắm, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để tranh cướp lộc ở lễ hội; vô tư xả rác bừa bãi ở mọi nơi, mọi lúc, không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng ngay cả khi tham gia giao thông trên đường, khi đi du lịch, những điểm văn hóa công cộng.
Có một bộ phận người dân, thậm chí cả cán bộ công chức, viên chức cũng hay gây ồn ào, nói quá to ở cơ quan, bệnh viện, thậm chí ngay cả ở những nơi thờ tự tôn giáo cần trang nghiêm; tình trạng đi trễ giờ, thiếu ý thức tham gia giao thông... xảy ra khá thường xuyên trong xã hội hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh văn hóa của đất nước, con người Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong việc xây dựng con người Việt Nam trong tình hình mới, nhất là góp phần thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, thời gian qua Chính phủ, các bộ, ngành địa phương đã tích cực xây dựng và ban hành quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ với những hành vi ứng xử chuẩn mực.
Tuy nhiên, việc thực hiện những quy tắc ứng xử văn hóa còn hạn chế, tình trạng vi phạm của cán bộ, công chức trong ứng xử với đồng nghiệp và nhân dân vẫn tồn tại, gây bức xúc trong dư luận. Ứng xử của người dân trong gia đình và nơi công cộng chưa có chuyển biến tích cực. Bạo lực gia đình, bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn minh, vô cảm vẫn còn tồn tại...
Báo chí có sứ mệnh "cải biến và lưu truyền văn hóa"
Phát biểu trong một cuộc hội thảo về “Vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử” mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển kinh tế xã hội, động lực phát triển của cả quốc gia dân tộc. Báo chí là một bộ phận của văn hóa, báo chí sáng tạo, cải biến và lưu truyền văn hóa. Trong văn hóa có báo chí, trong báo chí có văn hóa. Mỗi tác phẩm báo chí là một tác phẩm văn hóa và mỗi nhà báo là một chiến sỹ văn hóa trên mặt trận tư tưởng.
Phó Thủ tướng đề nghị báo chí cần phải góp phần tạo sự chuyển biến về hành vi trong xã hội, để mọi người dân trong xã hội có ứng xử văn hóa hơn, xây dựng một nếp sống văn hóa hơn.
Để làm được điều này, báo chí cần định hướng dư luận thay đổi hành vi, nêu gương tốt và phê phán cái xấu, báo chí phải tuyên truyền để những hành vi ứng xử văn hóa thấm sâu vào quần chúng, vào tâm lý của từng người.
Để làm được như vậy, báo chí không chỉ đưa tin mà còn phải phân tích hành vi đó trên góc độ văn hóa, đưa ra khuyến nghị để người đọc ghi nhớ và làm theo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng kêu gọi các cơ quan báo, đài, địa phương nên quan tâm, xem xét và hình thành các chuyên mục về người tốt việc tốt, tăng lượng bài viết phản ánh về hành vi ứng xử văn hóa, việc thiết thực như văn hóa ứng xử giữa con người với con người; giữa con người với môi trường...
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
相关文章
Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
Theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ VII, mục tiêu về giao thông vận tải giai đoạn 22025-01-09Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
Do Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa suy yếu, trên2025-01-09Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
Tàu thăm dò của NASA tiến sát Mặt Trời. (Nguồn: AP)Ngày 24/12, tàu tiên phong thăm dò Mặt Trời Parke2025-01-09LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
Smartphone nắp gập (vỏ sò) LG Wine Smart vỏ da - Ảnh: Android CentralWine Smart là dòng smartphone n2025-01-09Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
Ngày 23/8, Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) phối hợp với Công an xã Lon2025-01-09Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
Ngày 27/9, thông tin từ Công an huyện Đakrông cho biết, đơn vị vừa thi h&ag2025-01-09
最新评论