Hiện nay,âydựngTrungtâmxuấtsắcvềđổimớisángtạo–nângcaovaitròcủaViệkết quả cúp c1 đêm nay tại Việt Nam, đổi mới sáng tạo được xem là một trong những mục tiêu tăng trưởng phát triển thiên niên kỷ đến năm 2030. Xác định rõ vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Nghị quyết số 19 của Chính phủ đã khẳng định Việt Nam cần phải “nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực”.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về đổi mới sáng tạo, phát triển và nâng cấp hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APO từ ngày 01 tháng 01 năm 1996. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) được ủy quyền là đại diện thường trực của Việt Nam tại Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) và là đầu mối tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của APO, các dự án hợp tác song phương với các Tổ chức năng suất quốc gia thành viên APO.
Năm 2008, tại Cuộc họp lần thứ 58 của Ban chấp hành APO, Ban chấp hành đã thống nhất thành lập các Trung tâm xuất sắc (COE- Centre of Excellence) trong lĩnh vực mà các nền kinh tế thành viên có thế mạnh hoặc chuyên môn vượt trội nhằm chia sẻ kiến thức, thực hành tốt góp phần thúc đẩy năng suất tại các nền kinh tế thành viên và khu vực. Cho đến nay, APO đã thành lập 05 COE đặt tại các nền kinh tế thành viên bao gồm: COE về mô hình kinh doanh hoàn thảo (COE on Business Excellence) tại Singapore, COE về năng suất xanh (COE on Green Productivity) và sản xuất thông minh (COE on Smart Manufacturing) tại Đài Loan (Trung Quốc) và COE về Năng suất khu vực công (COE on Public-sector Productivity) tại Philippines, COE về công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp 4.0 (COE on IT for Industry 4.0) tại Ấn Độ.