【nhận định ac】Kho bạc Nhà nước: Vượt sóng cả, vững tay chèo
Đặc biệt, trong năm qua, KBNN đã từng bước tạo dựng được khung khổ pháp lý quan trọng, đồng bộ tạo nền tảng cho hệ thống KBNN phát triển bền vững. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hồng - Phó Tổng giám đốc KBNN.
Xin ông điểm lại những kết quả nổi bật nhất của KBNN trong năm vừa qua?
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành có liên quan, toàn hệ thống KBNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2016 với một số kết quả nổi bật.
KBNN đã tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai và hoàn thành 31 đề án, chính sách; chủ động xây dựng trình Bộ ban hành 3 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định. Đồng thời, KBNN đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về báo cáo tài chính Nhà nước và các tài liệu liên quan để trình Chính phủ và hoàn thành xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống KBNN giai đoạn 2016-2020.
Trong bối cảnh cơ chế chính sách liên quan đến quản lý tài chính nói chung, quản lý kiểm soát chi thường xuyên và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng có nhiều thay đổi, điều chỉnh theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật NSNN, hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách trong việc tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện dự toán NSNN năm 2016.
Đặc biệt, năm nay KBNN luôn bám sát các diễn biến của thị trường và tranh thủ các điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn, thực hiện nhiều giải pháp tích cực nhằm huy động tối đa nguồn vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Kết quả đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN theo Nghị quyết của Quốc hội giao.
Có thể khẳng định năm 2016 hệ thống KBNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị chuyên môn được giao, đóng góp quan trọng cùng ngành Tài chính thực hiện có hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt đã từng bước tạo dựng được những khung khổ pháp lý quan trọng, đồng bộ để hệ thống KBNN thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mới được giao, tạo nền tảng cho hệ thống KBNN phát triển bền vững.
Năm 2016, cơ chế chính sách liên quan đến quản lý tài chính nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến việc giải ngân vốn đầu tư công. Hệ thống Kho bạc Nhà nước đã nỗ lực như thế nào trong "cuộc đua nước rút" này, thưa ông?
Năm 2016 là năm mà bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều bất ổn. Bên cạnh đó nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính nói chung, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng có thay đổi, điều chỉnh. Trước tình thế đó, ngày 8-7-2016 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, nhằm phấn đấu đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trình Bộ ban hành các Thông tư quy định việc kiểm soát thanh toán vốn NSNN trong nước và nước ngoài. Qua đó giảm bớt hồ sơ thanh toán gửi cơ quan kiểm soát chi, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các chủ đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB.
KBNN cũng chủ động, kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo KBNN các tỉnh, thành phố triển khai công tác kiểm soát chi theo Nghị quyết 60/NQ-CP của Chính phủ. Cùng với đó, hệ thống KBNN còn phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hội nghị tọa đàm với chủ đầu tư để trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, qua đó kịp thời tổng hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo xử lý.
Với các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, tốc độ giải ngân vốn đầu tư tuy đã có sự chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đến ngày 29-11-2016, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 2144/CĐ-TTg về đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, hệ thống KBNN tiếp tục quán triệt thực hiện một số giải pháp, góp phần cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả và đã hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2016 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cải cách quản lý ngân quỹ là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của hệ thống KBNN trong tiến trình hiện đại hóa hoạt động để thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Việc cải cách đúng tiến độ, lộ trình đang từng bước đưa hệ thống KBNN tiếp cận tới sự chuyên nghiệp trong quản lý ngân quỹ. Trong thời gian tới, xin ông cho biết đơn vị sẽ ưu tiên những giải pháp nào để tiếp tục triển khai theo đúng lộ trình đề ra?
Quản lý ngân quỹ Nhà nước là một trong ba chức năng cơ bản của KBNN. Ngay từ năm 2007, Chiến lược phát triển KBNN ra đời đã đánh dấu những bước đi, lộ trình cải cách quản lý ngân quỹ theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, hướng tới mục tiêu an toàn và hiệu quả.
Trong thời gian qua, hệ thống KBNN đã chú trọng xây dựng khung khổ pháp lý cho cải cách quản lý ngân quỹ (Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5-4-2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính), xây dựng hệ thống tài khoản thanh toán tập trung và hình thành bộ phận chuyên môn thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả và những bước chuẩn bị ban đầu, trong thời gian tới hệ thống KBNN ưu tiên tập trung xây dựng và phát triển các công cụ để thực hiện quản lý ngân quỹ, hoàn thiện hệ thống tài khoản thanh toán tập trung hiện đại dựa trên nền tảng của hệ thống TABMIS... nhằm quản lý ngân quỹ tập trung, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước.
Với việc tập trung triển khai những giải pháp trên và sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống, tôi tin tưởng rằng công tác cải cách quản lý ngân quỹ sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra, góp phần hoàn thành Chiến lược phát triển KBNN.
Một nhiệm vụ mới của KBNN là thực hiện chức năng lập Báo cáo tài chính Nhà nước. Đây là một nội dung mới trong công tác kế toán Nhà nước nhằm phản ánh một cách chính xác, minh bạch các thông tin về tài sản nhà nước, công nợ của Nhà nước. Với tư cách là đơn vị nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ này, KBNN đã có những bước chuẩn bị như thế nào và đến nay nhiệm vụ lập Báo cáo tài chính Nhà nước đã đáp ứng kỳ vọng của các cơ quan quản lý tài chính quốc gia?
Thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Tài chính giao cho, KBNN đã triển khai một số công việc như: xây dựng khung pháp lý; hoàn thiện tổ chức bộ máy nhằm đảm bảo nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ lập Báo cáo tài chính Nhà nước; xây dựng hệ thống thông tin với mục đích thiết kế và vận hành một hệ thống thông tin phù hợp, hiệu quả để tiếp nhận, tổng hợp và khai thác thông tin về Báo cáo tài chính Nhà nước.
Trên cơ sở các văn bản pháp lý đang được chuẩn bị để ban hành, KBNN cũng đang phối hợp với các đơn vị có liên quan lên kế hoạch chi tiết cho các công việc như: Chuẩn bị tập huấn và triển khai cơ chế chính sách, các chế độ kế toán liên quan để lập Báo cáo tài chính Nhà nước; xây dựng quy trình nghiệp vụ, xây dựng hệ thống thông tin… từng bước chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhiệm vụ.
Như vậy, theo kế hoạch dự kiến từ năm 2020, báo cáo tài chính Nhà nước đầu tiên sẽ được công khai và kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan quản lý tài chính quốc gia phân tích, đánh giá hiện trạng và quản lý toàn bộ các nguồn lực, nghĩa vụ và tình hình sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, để từ đó có các quyết sách đúng đắn cho việc quản lý điều hành nền tài chính quốc gia. Đặc biệt, qua việc lập và công khai báo cáo tài chính Nhà nước sẽ góp phần nâng cao vai trò giám sát của nhân dân đối với công tác quản lý tài chính Nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
Theo kế hoạch dự kiến từ năm 2020, báo cáo tài chính Nhà nước đầu tiên sẽ được công khai và kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan quản lý tài chính quốc gia phân tích, đánh giá hiện trạng và quản lý toàn bộ các nguồn lực, nghĩa vụ và tình hình sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, để từ đó có các quyết sách đúng đắn cho việc quản lý điều hành nền tài chính quốc gia. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/394d798655.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。