【bảng xếp hạng mexico liga】Cần chế tài mạnh buộc tái xuất phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-24 22:02:09 评论数:

can che tai manh buoc tai xuat phe lieu khong dat tieu chuan nhap khau

Phế liệu NK không đạt chất lượng do Hải quan TP.HCM phát hiện tại cảng Cát Lái. Ảnh: T.H.

Chỉ cấp phép cho DN sản xuất

Mới có 3/36 loại phế liệu có quy chuẩn quốc gia

Ông Ngô Minh Thuấn,ầnchếtàimạnhbuộctáixuấtphếliệukhôngđạttiêuchuẩnnhậpkhẩbảng xếp hạng mexico liga Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, trong 36 mặt hàng phế liệu nhập khẩu, mới chỉ có 3 mặt hàng có quy chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường. Những mặt hàng phế liệu chưa có quy chuẩn, khiến cơ quan Hải quan không có căn cứ để quyết định có cho nhập khẩu hay không. Từ thực tế này, lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với 33 mặt hàng phế liệu nhập khẩu còn lại.

Cuối tuần qua, tại TP.HCM diễn ra nhiều cuộc họp bàn về quản lý phế liệu NK và xử lý phế liệu tồn đọng. Các ý kiến đều cho rằng chỉ cấp phép NK phế liệu cho các đơn vị có năng lực sản xuất, không nên cấp phép ủy thác NK phế liệu.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 242 Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường cho các DN. Trong đó, có 139 Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường được cấp cho DN NK trực tiếp sản xuất, số còn lại cấp cho DN nhận ủy thác.

Bức xúc trước thực trạng phế liệu NK tồn tại cảng quá lớn (gần 9.000 teus), ảnh hưởng đến mặt bằng kinh doanh của cảng, ông Ngô Minh Thuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường cho các DN thực sự có nhà máy sản xuất, không cấp cho các công ty thương mại, không áp dụng hình thức nhập ủy thác để tránh rủi ro. Đồng thời, Bộ này phải công bố công khai danh sách các DN được cấp Giấy xác nhận trên Cổng thông tin điện tử quốc gia để các hãng tàu, DN cảng, cơ quan Hải quan tham khảo, đối chiếu khi cần thiết trong quá trình giải quyết thủ tục.

Ông Nhữ Đình Thiện, Ban Thư ký Hiệp hội Đại lý và Môi giới vận tải cho rằng, phế liệu là mặt hàng nguy hại đặc biệt, nên việc cấp phép chỉ cấp cho những đơn vị có chức năng, nhà máy xử lý, tránh việc cấp phép nhiều như hiện nay, khó tránh khỏi việc DN lợi dụng để mua bán thương mại.

Thực tế trong thời gian qua đã bộc lộ sự bất cập trong công tác cấp phép và quản lý DN NK phế liệu. Trong quá trình phân loại phế liệu tồn tại cảng, cơ quan Hải quan phát hiện có nhiều trường hợp DN NK hàng trăm container phế liệu về cảng nhưng từ chối nhận hàng; có trường hợp NK phế liệu về cảng, nhưng địa chỉ DN không có thật… “Có trường hợp DN có địa chỉ các tỉnh phía Bắc, nhưng lại NK về cảng phía Nam vài trăm đến cả ngàn container phế liệu. Như vậy là có sự bất thường trong việc NK phế liệu"- một công chức Hải quan phân tích.

Cần chế tài mạnh buộc tái xuất phế liệu

Liên quan đến việc tái xuất phế liệu không đạt chất lượng NK, một số ý kiến cho rằng sẽ rất khó thực hiện nếu như không có chế tài đủ mạnh. Ông Nhữ Đình Thiện cho rằng, luật có quy định cụ thể trục xuất hàng hóa, nhưng lại chưa có biện pháp chế tài thực hiện. Chính vì thế, nên sau sự cố phế liệu này cần có thông tư, nghị định quy định cụ thể về các chế tài xử phạt nếu không tái xuất.

Tương tự, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 Phạm Thị Lèo cho rằng, cần có chế tài mạnh đối với người vận chuyển hàng hóa (hãng tàu), khi phân loại nếu hàng hóa không đạt chất lượng NK yêu cầu hãng tàu phải tái xuất. Hiện nay, Nghị định 127/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính có quy định xử phạt buộc tái xuất, nhưng nếu không tái xuất được hãng tàu phải tiêu hủy và chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy. Tuy nhiên, do chưa có chế tài xử phạt trường hợp không tái xuất, nên việc tái xuất phế liệu rất khó khăn.

Đối với việc xử lý phế liệu tồn tại cảng, đại diện các cảng và hãng tàu đề nghị cần rút ngắn thời gian xử lý hàng tồn đọng tại cảng, nhất là những mặt hàng có trị giá thấp như phế liệu. Ông Ngô Minh Thuấn cho biết, thực tế mặt hàng phế liệu tồn tại cảng Cát Lái quá 30 ngày hiện đang chiếm 70% lượng phế liệu tồn tại cảng. Việc DN để phế liệu ở cảng quá 30 ngày cho thấy họ sẽ không nhận hàng nữa vì đây là mặt hàng có trị giá thấp, song chi phí lưu container, lưu bãi lại lớn. Từ thực tế này, ông Ngô Minh Thuấn kiến nghị Bộ Tài chính sớm sửa đổi Thông tư 203/2014/TT-BTC về xử lý hàng tồn đọng trên cơ sở giải quyết 3 bất cập: Xác lập quyền chủ sở hữu nhà nước đối với hàng tồn đọng; trình tự thủ tục bán đấu giá và các nguồn kinh phí liên quan.

Cùng quan điểm này, ông Phan Trọng Long, Phó Tổng giám đốc cảng VICT đề xuất đẩy nhanh xử lý hàng tồn đọng, vì đang có huynh hướng các nước đổ phế liệu nhiều về Việt Nam. Ông Long cho rằng, thời gian xử lý hàng tồn đọng theo quy định hiện nay còn kéo dài, tới 322 ngày làm việc mới xử lý xong hàng tồn đọng. Cần phân loại hàng hóa để quy định thời gian xử lý hàng tồn đọng, đối với những hàng hóa giá trị thấp như phế liệu hoặc không có giá trị thương mại đề nghị xử lý nhanh.

Ông Nhữ Đình Thiện kiến nghị, cần thay đổi các văn bản pháp quy nhằm rút ngắn thời gian quy định hàng tồn tại cảng để xử lý. Thực tế hiện nay, hàng đã để lại cảng cả tháng cho thấy chủ hàng đã không còn nhận hàng, chờ đến 90 ngày cũng chẳng ai nhận, đến lúc đó mới thành lập hội đồng xử lý sẽ rất chậm trễ, ảnh hưởng đến rất nhiều đơn vị, trong đó có các DN kinh doanh cảng.

Tham dự tại cuộc họp, đại diện Cục Giám sát quản lý- Tổng cục Hải quan cho rằng, Bộ Tài chính đang có dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 203/2014/TT-BTC trong việc xử lý hàng tồn đọng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.