Vừa qua để thực hiện Thông tư 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư 09/2018/TT-BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu NK làm nguyên liệu sản xuất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức, trong đó có nội dung kiểm tra, giám định thực tế, lấy mẫu (đối với trường hợp phải lấy mẫu).
Trong đó quy định Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất chủ trì, phối hợp với cơ quan Hải quan và tổ chức giám định được chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra, lấy mẫu để đánh giá chất lượng lô hàng phế liệu NK. Theo Tổng cục Hải quan, quy định như vậy không thuận lợi cho cơ quan kiểm tra do phải di chuyển xuống cửa khẩu để kiểm tra, lấy mẫu và đặc biệt không phù hợp với quy định tại Khoản 2c Điều 3 Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP).
Cụ thể, căn cứ Thông tư 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư 09/2018/TT-BTNMT thì mặt hàng phế liệu thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 NK, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 132/2008/NĐ-CP thì việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người NK. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo biện pháp: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Theo Tổng cục Hải quan, căn cứ quy định tại Khoản 2c Điều 3 Nghị định 132/2008/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP) thì đối với hàng hóa nhóm 2 NK, Sở Tài nguyên và Môi trường không phải thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu phế liệu, việc lấy mẫu, kiểm tra đánh giá sự phù hợp do tổ chức giám định được chỉ định thực hiện và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức giám định được chỉ định và hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa NK của DN để ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa NK.
Do vậy, để đảm bảo thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo một trong hai phương án:
Thứ nhất, giao việc phối hợp kiểm tra, lấy mẫu cho Sở Tài nguyên và Môi trường tại cửa khẩu nhập;
Thứ hai, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức giám định được chỉ định và hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa NK của DN để ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa NK.
Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan thì thực hiện theo phương án thứ hai sẽ đảm bảo đúng quy định tại Khoản 2c Điều 3 Nghị định 132/2008/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP), không làm phát sinh thủ tục hành chính như phương án thứ nhất (do việc giám sát lấy mẫu phải có mặt đủ 3 cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ chức giám định được chỉ định, cơ quan Hải quan, ngoài ra còn có thêm DN kinh doanh cảng).
Liên quan đến vấn đề này, để thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính một số biện pháp triển khai thực hiện, trong đó có quy định mặt hàng phế liệu phải thực hiện kiểm tra, lấy mẫu để kiểm tra nhà nước về chất lượng ngay tại cửa khẩu nhập và hàng hóa phải được lưu giữ tại cửa khẩu nhập cho đến khi được cơ quan Hải quan quyết định thông quan (không được đưa về bảo quản).
Theo Tổng cục Hải quan, biện pháp quản lý trên là phù hợp vì phế liệu là mặt hàng cần kiểm soát chặt chẽ, kịp thời xử lý buộc tái xuất ngay tại cửa khẩu trong trường hợp không đạt chất lượng NK; mặt khác, thực tế điều kiện bảo quản hàng hóa tại các cơ sở sản xuất của DN cũng không đảm bảo do không có kho bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan, nếu để ngoài bãi không có phương tiện che chắn dễ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường.
- Huyện đoàn Bắc Tân Uyên: Tập huấn cán bộ Đoàn chủ chốt
- CEO Trương Hiền
- Huyện Bắc Tân Uyên: Cựu chiến binh thi đua giúp nhau làm kinh tế giỏi
- Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế: Góc nhìn từ năng lực hấp thụ
- Muốn thành nguồn cung cấp năng lượng của quốc gia, Quảng Ninh đề nghị bổ sung 5.000 MW điện gió
- Louis Capital (TGG) muốn vay vốn thêm 300 tỷ đồng sau khi chào bán riêng lẻ 450 tỷ đồng cổ phiếu
- Cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt
- Khẩn trương ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
- Việt Nam tiếp tục xuất siêu 225 triệu USD sau 11 tháng
- Ông Trần Minh Bình đại diện 40% vốn nhà nước tại VietinBank