欢迎来到88Point

88Point

【ket qua hang 2 duc】Xây dựng chính sách pháp luật về dự trữ quốc gia: Kịp thời, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tế

时间:2025-01-26 05:19:09 出处:World Cup阅读(143)

Phấn đấu đến năm 2025 trên 70% các mặt hàng đã đưa vào dự trữ có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Phấn đấu đến năm 2025 trên 70% các mặt hàng đã đưa vào dự trữ có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật để quản lý.

Qua đó hoạt động dự trữ quốc gia (DTQG) ngày càng hiệu quả,âydựngchínhsáchphápluậtvềdựtrữquốcgiaKịpthờiđồngbộđápứngyêucầuthựctếket qua hang 2 duc có nhiều đóng góp cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách và bảo đảm an sinh xã hội.

Ban hành nhiều quy định, chính sách mới

Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật về tài chính nói chung và về DTQG nói riêng đã từng bước được hoàn thiện. Nhìn chung, hệ thống pháp luật về DTQG đến nay tương đối đầy đủ, điều chỉnh tất cả các mặt hoạt động về tài chính, ngân sách chi cho DTQG; chiến lược, kế hoạch DTQG; quy hoạch kho DTQG; quản lý chất lượng hàng DTQG; định mức, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) hàng DTQG...

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều tình huống phát sinh đòi hỏi phải bổ sung các quy định mới. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện Luật DTQG và hệ thống các văn bản pháp luật khác cũng cho thấy, một số quy định còn chưa phù hợp với yêu cầu thực tế. Vì vậy, công tác rà soát, xây dựng chính sách pháp luật luôn được Tổng cục DTNN chú trọng.

Ông Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gia qua, Tổng cục DTNN đã nỗ lực tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động về DTQG. Cụ thể, trong năm 2020 Tổng cục DTNN đã chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành 1 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 15 thông tư của Bộ Tài chính và nhiều đề án quan trọng khác. Các quy định pháp luật mới được ban hành kịp thời đáp ứng được yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.

Chẳng hạn, trước tình hình dịch Covid-19, Tổng cục DTNN đã khẩn trương phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, xây dựng và tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình UBTVQH ban hành Nghị quyết số 1024/2020/UBTVQH14 ngày 9/10/2020 về việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng DTQG.

Để triển khai thi hành nghị quyết này, Tổng cục DTNN đã khẩn trương xây dựng nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 1024/2020/UBTVQH14 ngày 9/10/2020 về việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng DTQG. Hiện nay, dự thảo nghị định đang trong quá trình tiếp thu ý kiến tham gia, thẩm định để kịp thời trình Chính phủ trong tháng 12/2020. Đây là cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch mua vật tư, thiết bị y tế đưa vào hệ thống DTQG trong những năm tới, tạo nguồn lực chủ động đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp về y tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn gây ra...

Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN rất coi trọng công tác rà soát pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Theo đó, đã rà soát, đánh giá những nội dung Luật DTQG và Nghị định số 94/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật DTQG. Trên cơ sở đó, báo cáo Bộ Tài chính và tham mưu cho bộ ký các văn bản đôn đốc các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng QCKTQG hàng dự trữ; tạo cơ sở tiếp tục nghiên cứu tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về DTQG trong những năm tới cho phù hợp, đồng bộ. Đồng thời, trước tình trạng các doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo DTQG, Tổng cục DTNN đã chỉ đạo rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong đấu thầu mua gạo DTQG, tham mưu Bộ Tài chính trình Báo cáo số 87/BC-BTC ngày 9/7/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách trong đấu thầu mua gạo DTQG để ràng buộc trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với các nhà thầu.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về dự trữ

Ông Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, các quy định của pháp luật về DTQG đã được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các cá nhân, tổ chức có liên quan. Tổng cục DTNN đã tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật; lồng ghép việc giới thiệu các quy định pháp luật mới về DTQG, tại các cuộc họp giao ban trong cơ quan, đơn vị trực thuộc. Các văn bản quy phạm pháp luật về DTQG được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Tổng cục DTNN.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, năm 2021, công tác xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về DTQG tiếp tục được chú trọng trong đó tập trung vào một số đề án chủ yếu.

Cụ thể, xây dựng các đề án trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc trình Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành theo thẩm quyền như: quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển DTQG năm 2030, định hướng năm 2040; quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể kho DTQG đến năm 2030...

“Tổng cục DTNN sẽ tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật về DTQG hiện hành, kịp thời phát hiện những quy định không còn phù hợp, gây khó khăn để trình cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó, ngành DTNN nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành, thực hiện các quy định pháp luật về DTQG” - ông Bình cho biết.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã chủ trì tham mưu trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 16/2020/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 về Quy chế quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia; tham mưu hoàn thiện các quy định pháp luật về quy chế, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật để quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia; Hoàn thành dự thảo quy hoạch tổng thể kho dự trữ quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng và đã hoàn thành dự thảo 3 thông tư về định mức, quy chuẩn hàng dự trữ quốc gia...

Thanh Thủy

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: