【kq c1 châu âu】Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tăng 7 điều so với Kỳ họp thứ 6
Ngày 14/11,ựthảoLuậtCáctổchứctíndụngsửađổităngđiềusovớiKỳhọpthứkq c1 châu âu Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) Chưa thông qua Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 |
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết,Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 6, các đại biểu Quốc hội tiếp tục cho ý kiến đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ngay sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu kỹ lưỡng, có trách nhiệm để tiếp thu, chỉnh lý, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.
Đồng thời, bảo đảm nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có tính kế thừa. Bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tăng khả năng chống chịu của hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng.
Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh (Ảnh: quochoi.vn) |
Đối với Khoản 1 Điều 59, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin chỉnh lý như sau: “Trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập đáp ứng yêu cầu theo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước để kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong năm tài chính tiếp theo”.
Về nghiệp vụ ủy thác và đại lý, giao đại lý (Điều 113), tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 113 và tương tự tại các điều tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng như sau: “Ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước”.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, chiều 15/1, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). |
Đối với quy định về giới hạn cấp tín dụng (Điều 136), tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định lộ trình cụ thể tại Khoản 1 Điều 136 dự thảo Luật với thời hạn giảm dần giới hạn cấp tín dụng trong 5 năm từ khi Luật có hiệu lực đến năm 2029 nhằm bảo đảm minh bạch, rõ ràng, đồng thời tránh tác động đột ngột đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhưng vẫn hạn chế việc tập trung tín dụng vào một khách hàng và một nhóm khách hàng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho đối tượng khách hàng khác.
Tiếp thu ý kiến đối với quy định về dự phòng rủi ro (Điều 147), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng Chính phủ quy định mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản 3 Điều 147) do các nội dung này có liên quan đến các quy định về chế độ kế toán, thuế thu nhập doanh nghiệp... Vì vậy, cần có ý kiến tham gia của các bộ, ngành khác; đối với việc phân loại tài sản là nội dung chuyên môn của lĩnh vực ngân hàng thì thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải trình, tiếp thu quy định về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng (Chương X), theo đó trên cơ sở ý kiến của Đại biểu Quốc hội và đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao thẩm quyền cho Ngân hàng nhà nước xem xét, quyết định đặt Tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc các trường hợp được quy định cụ thể trong dự thảo luật. Đồng thời, để có cơ sở xử lý các tình huống đặc biệt có thể phát sinh, kế thừa Luật Các Tổ chức tín dụng hiện hành, dự thảo Luật quy định: “Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống Tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng nhà nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.
Về chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng (Chương XIII), tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định: “Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan” tại Khoản 1 Điều 207.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan (Bộ Tài chính) tiếp tục có giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm các Tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, tăng tính hiệu lực, hiệu quả của Luật khi ban hành.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải trình, tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội liên quan đến xử lý trường hợp Tổ chức tài chính bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt (Chương XI); xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm (Chương XII); quy định chuyển tiếp đối với Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Điều 210)…
(责任编辑:Thể thao)
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Naval forces of Việt Nam, Singapore enhance solidarity via friendship exchange
- ·Resolution on social policies reviewed at 13th Party Central Committee’s 8th plenum
- ·National anti
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Việt Nam, Japan deepen comprehensive strategic partnership
- ·NA Chairman receives outgoing Lao ambassador
- ·Việt Nam condemns violent attacks on civilians in Middle East: foreign ministry spokesperson
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Prime Minister visits Gulf Cooperation Council’s headquarters
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·CPV constitutes development model for Latin American parties: PT leader
- ·ASEAN continues commitment to maintaining nuclear
- ·Sóc Trăng urged to become main gateway of Mekong Delta region
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·VNĐ2.5 trillion to be allocated for estimated State budget recurrent expenditures: finance minister
- ·Ten outstanding citizens honoured for their contributions to Hà Nội's development
- ·Vietnamese NA strengthens cooperation with German KAS foundation
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Naval forces of Việt Nam, Singapore enhance solidarity via friendship exchange