【tỷ số bóng đá u19】Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá

Đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá Cần đánh giá tác động toàn diện về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá Mặt hàng rượu,ộYtếđồngtìnhtăngthuếđểgiảmtáchạicủarượubiathuốclátỷ số bóng đá u19 bia phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
Tại dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế đối với thuốc lá, rượu, bia và đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế.	Ảnh: ST
Tại dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế đối với thuốc lá, rượu, bia và đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế. Ảnh: ST

Mức thuế còn thấp

“Thuế là giải pháp hữu hiệu nhất để đạt mục tiêu kép về giảm tiêu dùng, giảm bệnh tật và tử vong, đồng thời giúp tăng ngân sách nhà nước. Theo ước tính, nếu tăng thuế để giá tăng 10% thì sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá và rượu bia từ 5% - 8% và đồ uống có đường từ 8%-13%”, bà Đinh Thị Thủy , Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Nhấn mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế được Nhà nước đưa ra nhằm đánh vào các mặt hàng xa xỉ, có hại cho sức khỏe để giảm tiêu dùng, tuy nhiên, bà Đinh Thị Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức thu thuế đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe thấp nhất. Trên quan điểm bảo vệ sức khỏe và chăm sóc nhân dân, đồng thời bám sát các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản đề nghị nghiên cứu tăng thuế các mặt hàng thuốc lá, rượu bia để giảm tác hại tới sức khỏe người dân. Do đó, Bộ Y tế đồng tình với đề xuất cần thiết phải tăng thuế theo dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi do Bộ Tài chính đưa ra.

Theo đại diện Bộ Y tế, thực tế thời gian qua, tại Việt Nam, việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường,… gây tốn kém chi phí y tế ước tính lên tới 108 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP. Điều đáng nói, việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao. Đại diện Bộ Y tế khẳng định, để giảm tác hại của thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường đến sức khỏe cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó thuế là giải pháp quan trọng.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, thuế thuốc lá là biện pháp chính để giảm cầu, nhưng thuế thuốc lá ở Việt Nam lại rất thấp . Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, mặc dù Việt Nam đều tăng thuế (năm 2016 và 2019), nhưng giá thuốc lá/thuế tăng hầu như không đáng kể. Trong khi đó, thị trường sản phẩm thuốc lá quá đa dạng, nhiều loại thuốc rẻ tiền khiến người mua có thể dễ dàng lựa chọn thay thế. Đại diện WHO cũng nhấn mạnh, việc tăng thuế rượu, bia là biện pháp có lợi đôi đường, vừa giúp giảm tiêu thụ, giảm tác hại đến sức khỏe, vừa tăng thu cho ngân sách nhà nước. Thuế rượu, bia cũng là một trong 5 giải pháp WHO khuyến cáo để giảm sử dụng rượu bia, do đó, cần tăng thuế rượu, bia thường xuyên sao cho mức tăng cao hơn mức tăng của lạm phát và mức tăng thu nhập. Bên cạnh đó, đối với đồ uống có đường, đến nay đã có khoảng 110 quốc gia đã áp dụng thuế đối với mặt hàng này do những tác hại mà nó gây ra.

Sự đồng tình cao với Dự thảo

Từ thực tiễn nói trên, tại dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế đối với thuốc lá, rượu, bia và đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế. Đối với thuốc lá, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án bổ sung thuế tuyệt đối, trong đó nghiêng về phương án 2. Cụ thể, mức thuế tuyệt đối năm đầu thực hiện (2026) là 5.000 đồng/bao, sau đó mỗi năm tăng thêm 1.000 đồng để đến năm 2030 đạt 10.000 đồng/bao. Thực hiện theo đề xuất này thì tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ tăng từ 36% (năm 2022) lên 59,38%, tương ứng với tỷ lệ hút thuốc ở nam giới sẽ giảm từ 42,7% xuống còn 38,5% và số thu thuế tăng từ 17,6 nghìn tỷ đồng lên 39,2 nghìn tỷ đồng.

Đối với bia, rượu, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án tăng thuế và đề xuất thực hiện theo phương án 2. Với phương án này, rượu từ 20 độ trở lên sẽ có mức tăng thuế từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030; rượu dưới 20 độ tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030. Bia tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030. Riêng nước giải khát có lượng đường trên 5g/100ml mới được bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB nên dự thảo đề xuất áp dụng mức 10%.

Theo bà Đinh Thị Thủy, Bộ Y tế cũng đồng tình với phương án 2 về mức thuế và lộ trình tăng thuế đối với mặt hàng rượu và bia như đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi), đồng thời ủng hộ bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam vào đối tượng chịu thuế. Bộ Y tế cũng đề xuất có thể cân nhắc các mức thuế khác nhau theo hàm lượng đường như một số nước đang áp dụng... Còn chuyên gia WHO cho biết rất ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính. Các phương án tăng thuế của Bộ Tài chính đưa ra khá trung tính, không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tiêu dùng dù chưa ở mức như khuyến cáo. Tuy nhiên, để giảm tỷ lệ tiêu dùng theo đúng mục tiêu tại Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá, WHO đã đưa ra thêm phương án mức tăng thuế đối với thuốc lá bắt đầu từ 5.000 đồng/bao và đến năm 2030 đạt 15.000 đồng/bao. Theo tính toán, mức tăng này cũng làm ngân sách nhà nước thu thêm được khoảng 37 nghìn tỷ đồng.

Cúp C2
上一篇:Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
下一篇:Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024