Nhà đầu tư vẫn biết rằng “bạo phát thì bạo tàn” và giữa lúc thị trường hoảng loạn,ứngkhoántuầnLòngthamnổilêti so lille nhà đầu tư có kinh nghiệm mới có cơ hội đi ngược dòng.
Khi lần đầu tiên chứng kiến biến động lớn, các nhà đầu tư mới chân ướt chân ráo vào thị trường thường bối rối không biết xử lý thế nào hoặc tháo chạy theo đám đông. Các lý do “trên trời” được tìm kiếm để lý giải biến động này, thậm chí còn có ý kiến cho rằng “bàn tay của nhà tạo lập” hay “âm mưu ngắt cầu dao”.
Thực sự những biến động như vậy không phải là mới. Tuần qua VN-Index giảm tổng cộng 9,4% thì ngay trung tuần tháng 3/2020 cũng có tuần giảm 14,5%, hay như đầu tháng 2/2019 có tuần giảm 9,1%... Đối với nhà đầu tư có thâm niên thì cảnh “trắng bên bán” cũng đã vài lần được chứng kiến. Đó là hệ quả bình thường của hiện tượng bùng phát và thoái trào của dòng tiền. Sự khác biệt giữa các thời điểm chỉ là quy mô của dòng tiền như thế nào.
Khi nhà đầu tư choáng váng với nhịp giảm 10 phiên vừa qua thì cũng phải nhìn lại 11 tuần tăng dài kỷ lục của thị trường liền trước đó. Nếu nhà đầu tư lạc quan lý giải rằng 11 tuần tăng liên tục là bình thường vì dòng tiền mới quá lớn thì cũng cần lường trước tình huống dòng tiền này đảo chiều, biến động cũng sẽ là bất bình thường. Khi nhà đầu tư lãi quá lớn, bán sàn cũng lãi thì hành động bán cũng sẽ rất quyết liệt. Ngoài ra dòng tiền chiều lên được ủng hộ bằng quy mô margin khổng lồ thì chiều xuống cũng sẽ “phát nổ” lượng margin đó.
Các nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật hoàn toàn dễ dàng canh được thời điểm bắt đáy khi thị trường rơi về ngưỡng hỗ trợ. |
Nhà đầu tư mới sử dụng margin chỉ cảm nhận được sức mua gia tăng liên tục cùng với mức gia tăng cổ phiếu mà không nắm rõ tỷ lệ rủi ro khi đòn bẩy được dùng gấp thếp. Do các công ty chứng khoán tính toán tự động và hiển thị sức mua còn lại trên tài khoản nên nhà đầu tư mặc sức giao dịch. Khi giá giảm mạnh, không chỉ các khoản margin đòi tăng ký quỹ mà các công ty chứng khoán còn có thể đột ngột điều chỉnh tỷ lệ cho vay, dẫn đến ảnh hưởng nặng nề hơn.
Chỉ trong vòng 10 ngày điều chỉnh giảm, hàng loạt cổ phiếu đã bốc hơi 15% đến 20% giá trị, thậm chí là hơn. Thống kê sơ bộ với nhóm VN100, đã có quá nửa (57 mã) sụt giảm trên 15%. Nhiều cổ phiếu nếu tính từ mức giảm sâu nhất hôm thứ Sáu vừa qua thì bốc hơi 30-40% giá trị.
Đây là mức điều chỉnh rất mạnh và không có gì khó hiểu khi lòng tham lại nổi lên và nhà đầu tư nhảy vào bắt đáy. Lực cầu này đã tạo nên phiên đảo chiều ngày thứ Sáu và VN-Index quay đầu tăng. Bên cạnh lý do về mức điều chỉnh mạnh, còn có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ. Đó là VN-Index giảm xuống vùng 1.000 điểm, là ngưỡng hỗ trợ tâm lý, đồng thời chạm vào đường xu hướng của xu thế tăng hiện tại (xem biểu đồ).
Điều quan trọng nhất là thị trường cần giải phóng được áp lực margin rất lớn thời gian quan. Tuần qua tổng giá trị giao dịch hai sàn đạt khoảng 96.500 tỷ đồng, chưa phải là con số quá lớn. Cần lưu ý rằng tại tuần lập đỉnh quanh 1.200 điểm, tổng giá trị giao dịch hai sàn lên tới hơn 101.000 tỷ đồng. Chỉ riêng 3 phiên tạo bull-trap sau phiên đảo chiều kỹ thuật hôm 20/1, giá trị giao dịch cũng tới gần 56.000 tỷ đồng.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/1 | Giá đóng cửa ngày 22/1 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/1 | Giá đóng cửa ngày 22/1 | Mức tăng (%) |
FIT | 14.2 | 20.25 | -29.88 | RIC | 13 | 9.37 | 38.74 |
DLG | 1.58 | 2.14 | -26.17 | PTC | 11 | 8.41 | 30.8 |
SBT | 18 | 23.85 | -24.53 | NAV | 22.05 | 17.3 | 27.46 |
TVB | 11.3 | 14.9 | -24.16 | SJS | 34.1 | 28 | 21.79 |
GVR | 24.4 | 32.1 | -23.99 | SGT | 17.1 | 14.05 | 21.71 |
SJF | 2.3 | 3 | -23.33 | CKG | 15.65 | 13.35 | 17.26 |
TTF | 4.94 | 6.43 | -23.17 | LBM | 50.3 | 43.5 | 15.63 |
VRC | 9.39 | 12.15 | -22.72 | TNT | 3.15 | 2.8 | 12.5 |
PLP | 9.3 | 11.9 | -21.85 | TGG | 2.1 | 1.87 | 12.3 |
TSC | 3.33 | 4.26 | -21.83 | VGC | 34.2 | 30.75 | 11.22 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/1 | Giá đóng cửa ngày 22/1 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 29/1 | Giá đóng cửa ngày 22/1 | Mức tăng (%) |
TDT | 9.3 | 15.4 | -39.61 | HTP | 20 | 14.6 | 36.99 |
ART | 4.7 | 7.7 | -38.96 | VE4 | 17.8 | 13.7 | 29.93 |
VIG | 3.7 | 6 | -38.33 | VE8 | 8.4 | 6.6 | 27.27 |
WSS | 4.5 | 7.2 | -37.5 | PGT | 4.8 | 3.8 | 26.32 |
CAG | 18 | 27.2 | -33.82 | INC | 13 | 10.4 | 25 |
LUT | 5.1 | 7.6 | -32.89 | SD4 | 4.5 | 3.7 | 21.62 |
C92 | 4.1 | 6 | -31.67 | MED | 42.2 | 35 | 20.57 |
PSI | 6.1 | 8.8 | -30.68 | SPI | 3.2 | 2.8 | 14.29 |
DST | 2.8 | 4 | -30 | GDW | 24.3 | 22.1 | 9.95 |
VHE | 4.3 | 6 | -28.33 | PPE | 6.7 | 6.1 | 9.84 |
Ở quy mô giao dịch khổng lồ như thế này, thị trường khó có thể chấm dứt áp lực bán chỉ sau 1 phiên bắt đáy. Thật sự cuối tuần qua nhiều nhà đầu tư đã nổi lòng tham và mua vào. Lợi thế xuất hiện ngay trong phiên khi lợi nhuận bắt đáy có thể tới 5-7%. Tuy nhiên đó chỉ là khi nhà đầu tư có sẵn cổ phiếu để bán mà không phải chờ đợi T+3. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải đang mắc kẹt cổ phiếu. Tóm lại hành động bắt đáy lướt T+0 hay T+1 cũng chỉ là hành động “cưa chân bàn” thường thấy của các nhà đầu tư mắc kẹt.
Điều này có thể dẫn tới một hệ quả là chính các nhà đầu tư bắt đáy sẽ tạo áp lực ngăn thị trường phục hồi cao hơn vì chỉ 1-2 phiên tới họ sẽ bán ra chốt lời ngay. Thị trường cần một lực cầu thường trực, bền bỉ để có thể tạo đáy, chứ không phải là những cú nảy từ lực cầu ngắn hạn.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
18.1.2021 | 18,320.6 | 817.9 | 1,689.6 |
19.1.2021 | 21,605.8 | 1,036.1 | 907.6 |
20.1.2021 | 18,689.8 | 1,709.4 | 1,529.9 |
21.1.2021 | 16,007.1 | 1,037.3 | 1,265.7 |
22.1.2021 | 16,651.5 | 1,202.9 | 1,494.2 |
25.1.2021 | 16,752.5 | 848.7 | 1,376.6 |
26.1.2021 | 17,486.7 | 858.4 | 1,158.4 |
27.1.2021 | 17,473.0 | 1,243.3 | 1,152.8 |
28.1.2021 | 17,377.7 | 1,218.9 | 669.2 |
29.1.2021 | 17,620.2 | 2,091.8 | 1,832.7 |
Trọng Nghĩa