Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 03. Ảnh: PV Ngày 14/4,ôngđểtrụclợichínhsáchgâyrủirochohệthốngcáctổchứctíndụbetis đấu với mallorca Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Tín dụng quý I tăng gần 3% Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong những tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, từ đó tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế và hỗ trợ phát triển kinh tế vĩ mô, cũng như duy trì ổn định được thị trường tiền tệ ngoại hối, đảm bảo an toàn các tổ chức tín dụng, NHNN đã đưa ra các biện pháp điều hành cụ thể, trong đó riêng đối với lĩnh vực tín dụng, NHNN định hướng mức tăng trưởng tín dụng năm 2021 khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. "Đặc thù của nền kinh tế của chúng ta là vốn doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào vay ngân hàng. Hiện dư nợ tín dụng/GDP là trên 140%, con số này vẫn được NHNN đặt ra và lưu tâm trong nhiều năm qua, để điều hành làm sao đảm bảo được vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh. Cũng theo Thống đốc, hoạt động chủ yếu của các ngân hàng vẫn là tín dụng, cả hệ thống thu ngoài lãi chỉ khoảng 30%, tùy từng ngân hàng. Qua thanh tra, kiểm tra những vi phạm tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở lĩnh vực tín dụng. Từ đó, Thống đốc lưu ý, các ngân hàng phải đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực theo đúng chủ trương của NHNN, Chính phủ; tín dụng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng để phòng rủi ro. Đặc biệt, không đánh đổi lợi nhuận với rủi ro của tổ chức tín dụng. Theo ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016-2019 có xu hướng giảm dần, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng dần và cao hơn giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, tín dụng vẫn có mức tăng trưởng khá tốt ở mức 12,17%, đóng góp vào mức tăng chung 2,91% của GDP, là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Tăng trưởng tín dụng bình quân của cả giai đoạn 2016-2020 đạt 15,25%. Tính đến ngày 31/3/2021, tín dụng nền kinh tế đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2020. Cũng tính đến cuối tháng 3/2021, các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 263 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ hơn 353 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 660 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1,27 triệu tỷ đồng, đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 3 triệu tỷ đồng cho trên 452 nghìn khách hàng. Đối với chương trình cho vay người sử dung lao động để trả lương ngừng việc, đến 31/1/2021 (thời điểm dừng giải ngân theo quy định), NHNN đã giải ngân cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với tổng số tiền 42,9 tỷ đồng và NHCSXH đã cho vay trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố với dư nợ 41,82 tỷ đồng đối với 245 người sử dụng lao động trên 11.276 người lao động ngừng việc; dư nợ của chương trình tại NHCSXH đến nay là 39,66 tỷ đồng. | Ô ng Nguyễn Văn Du, quyền Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cũng đã cung cấp các thông tin về Thông tư 03. |
Tiếp tục cơ cấu lại nợ đến 31/12/2021 Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Du, quyền Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cũng đã cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến việc triển khai Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid–19. Theo ông Nguyễn Văn Du, Thông tư 03 tiếp tục hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh, theo hướng điều chỉnh kéo dài một số mốc thời gian về giới hạn thời gian khoản nợ phát sinh và giới hạn thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ so với Thông tư 01. Đồng thời, định hướng xây dựng thông tư là đảm bảo mục tiêu hỗ trợ đúng đối tượng, không để lợi dụng chính sách nhằm trục lợi, gây rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng và ý kiến của Bộ Tài chính. Theo đó sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi; quy định về phân loại, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn. “Không để có hiện tượng tranh thủ chính sách hỗ trợ để tái cơ cấu nợ cho cả các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng”, ông Nguyễn Văn Du khẳng định. Với các mục tiêu như vậy, do liên quan đến nhiều quy định, chính sách hiện hành, lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cho biết việc xây dựng thông tư đã trải qua 9 tháng với nhiều lần xin ý kiến Thủ tướng, làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan. Tại Thông tư 03, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn, giảm lãi được áp dụng với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; số nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện đến ngày 31/12/2021. Sở dĩ thông tư quy định thời hạn 31/12/2021, theo ông Nguyễn Văn Du, là đã tính toán phù hợp với tiến độ mua và triển khai tiêm vắc xin tại Việt Nam, theo đó, các hoạt động của người dân và doanh nghiệp dần trở lại bình thường. Theo Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn, để ban hành được Thông tư 03, Chính phủ, NHNN và các cơ quan đã phải đặt ra bài toán cân bằng nhiều lợi ích giữa các bên liên quan. Theo đó, vừa đảm bảo có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời phải đảm bảo an toàn hệ thống. Hoàng Yến |