【mainz – hoffenheim】Nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử Việt Nam là ai?

时间:2025-01-12 09:52:45 来源:88Point
(VTC News) -

Đây là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam,ữtrạngnguyênduynhấttronglịchsửViệtNamlàmainz – hoffenheim tấm gương sáng về tinh thần hiếu học.

Thời phong kiến, phụ nữ không được quyền thi cử, học hành nhưng lịch sử khoa bảng Việt Nam vẫn ghi nhận một nữ trạng nguyên. Đó chính là bà Nguyễn Thị Duệ (sống vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17), quê ở làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, ngay từ nhỏ, Nguyễn Thị Duệ bộc lộ tài năng thiên bẩm về chữ nghĩa. Vừa thông minh lại sở hữu nhan sắc xinh đẹp, nên khi mới chỉ hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều gia đình quyền quý trong vùng hỏi cưới, định hôn.

Năm Giáp Ngọ (1594), khi nhà Mạc mở khoa thi cử để tìm kiếm nhân tài giúp nước, thu hút nhiều sĩ tử, trong đó có bà Nguyễn Thị Duệ. Bà lấy tên Nguyễn Ngọc Du, ăn mặc giả trai đăng ký dự thi. Trong các kỳ thi Hương, Hội và Đình, bà đều đỗ đầu và trở thành trạng nguyên. Khi ấy, bà chỉ khoảng 17 - 18 tuổi.

Bà Nguyễn Thị Duệ là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)

Bà Nguyễn Thị Duệ là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam. (Ảnh minh hoạ) 

Theo sách Những người thầy trong sử Việt, khi triều đình mở yến tiệc đãi các tân khoa, Nguyễn Ngọc Du là người đầu tiên đến làm lễ trước bệ rồng. Nhà vua và tất cả văn võ bá quan ngạc nhiên trước vẻ khôi ngô tuấn tú, dáng bước khoan thai của tân trạng nguyên.

Khi nhà vua ban ngự tửu, Nguyễn Ngọc Du đến nhận lễ. Thấy tân trạng mặt hoa da phấn, thân hình mảnh mai, sóng mắt long lanh, vua mới ngờ vực rồi hỏi và được biết Ngọc Du thực chất là con gái.

Cả triều đình kinh ngạc vì chuyện xưa nay chưa từng có, cho rằng đây là tội khi quân, khó thoát khỏi án chết. Tuy nhiên, vua Mạc không trừng phạt, còn tỏ ra quý trọng tài sắc của bà, cho lấy lại tên cũ, ban cho làm lễ quan trong cung dạy chữ và lễ nghi cho các cung tần, thị nữ.

Lâu ngày gặp gỡ, tiếp xúc, vua Mạc càng rung động trước nhan sắc rạng rỡ và tài hoa của nàng lễ quan Nguyễn Thị Duệ nên đưa bà vào hậu cung và tấn phong thành Tinh phi (ngụ ý bà xinh đẹp và sáng láng như vì sao sa). Bởi vậy, dân gian thường gọi bà là “bà chúa Sao Sa”.

Sử sách ghi chép, khoa thi năm Tân Mùi (1631) có bài văn khá đặc biệt của một sĩ tử. Cả quan trường đều khen văn phong uyên bác nhưng lại tỏ ý có phần khó hiểu. Được hỏi đến, bà Nguyễn Thị Duệ giải thích tường tận những điển tích và ý tứ của bài văn giúp sĩ tử đó đỗ đầu. Danh tiếng của bà Nguyễn Thị Duệ ngày càng vang xa khắp nơi. 

Năm 70 tuổi, bà xin về quê Chí Linh dựng am Đàm Hoa. Đây vừa là nơi ở, đọc sách, tĩnh tu và được coi như trường học của làng. Các sĩ tử trong vùng ngày ngày đến am để nghe bà giảng giải kinh nghĩa. 

Sau khi Nguyễn Thị Duệ mất, nhớ công ơn của bà, dân làng dựng đền thờ và tôn bà làm phúc thần. 

Kim Nhã
推荐内容