您的当前位置:首页 > World Cup > 【kq ngoai hang a】Dự án ‘bánh vẽ’ và những cú lừa nghìn tỷ 正文

【kq ngoai hang a】Dự án ‘bánh vẽ’ và những cú lừa nghìn tỷ

时间:2025-01-10 07:57:46 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

- Bỏ ra hàng tỷ đồng “đặt cược” vào những dự án trong mơ hàng trăm khách hàng đang hoang mang khi ch kq ngoai hang a

- Bỏ ra hàng tỷ đồng “đặt cược” vào những dự án trong mơ hàng trăm khách hàng đang hoang mang khi chủ đầu tư bị “ngã ngựa” còn dự án vẫn chỉ là những bãi đất hoang.

Hàng tỷ đồng mua dự án trong mơ

Ngày 7/1,ựánbánhvẽvànhữngcúlừanghìntỷkq ngoai hang a Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét nơi ở và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Châu Thị Thu Nga (SN 1965, trú tại phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội), đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội; Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, từ năm 2008 đến nay, dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại B5 Cầu Diễn, Hà Nội chưa được UBND TP.Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, chưa cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên bà Châu Thị Thu Nga và một số cá nhân tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất đã tự lập mô hình, ký hiệu, vị trí, diện tích các căn hộ rồi sử dụng để ký 752 hợp đồng góp vốn và thu hơn 377 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Ghi nhận tại dự án B5 Cầu Diễn đến nay vẫn chỉ là khu đất hoang tàn. Cùng với dự án B5 Cầu Diễn, Housing Group còn nhiều dự án vẫn đang “bất động” khác là Thượng Đình Plaza, khu nhà ở tái định cư và kinh doanh tại quận Tây Hồ… Việc bà Châu Thị Thu Nga khiến cho dư luận đặt câu hỏi về số phận những dự án bất động sản của Housing khi liên quan đến quyền lợi của hàng trăm khách hàng.

{ keywords}

Dự án "bánh vẽ" của bà Châu Thị Thu Nga (Ảnh: VTC)

Trên thực tế, trước bà Nga, nhiều tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT ở các công ty bất động sản cũng vướng vào vòng lao lý với những dự án “bánh vẽ”.

Vào thời điểm năm 2010 - 2011, khi thị trường BĐS đang "sốt nóng", chủ đầu tư chỉ cần có quyết định giao đất là đã có thể ung dung thu tiền bởi khách hàng chấp nhận chi tiền chênh từ vài chục triệu tới vài trăm triệu/ suất để được mua nhà. Để rồi chính họ lại phải nhận những quả đắng khi bỏ ra hàng tỷ đồng “đặt cược” vào những dự án trong mơ hàng trăm khách hàng đang hoang mang khi chủ đầu tư bị “ngã ngựa” còn dự án vẫn chỉ là những bãi đất hoang.

Cuối tháng 9/2012, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã bắt giữ ông Trần Ứng Thanh, Tổng giám đốc Cty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà và các đối tượng có liên quan trong vụ lợi dụng dự án giãn dân phố cổ Hà Nội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Với chiêu bán nhà trên giấy, công ty Hồng Hà đã thu gần 200 tỷ đồng của gần 200 khách hàng mua nhà tại dự án.

Theo cáo buộc, ngày 14/6/2000, UBND TP Hà Nội có Công văn số giao cho quận Hoàn Kiếm là chủ đầu tư dự án giãn dân phố cổ tại Khu đô thị Việt Hưng. Ngày 23/8/2010, UBND quận Hoàn Kiếm ban hành Quyết định số 1917/QĐ-UBND về việc giao Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà, thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị xây dựng dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ.

Dù chỉ có những văn bản chấp thuận về nguyên tắc, dự án chưa được UBND thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt nhưng Công ty Hồng Hà đã ngay lập tức ký kết với nhiều nhà đầu tư thứ phát và khách hàng, rao bán căn hộ thuộc dự án giãn dân phố cổ.

Ngày 12/6/2014, TAND Hà Nội tuyên phạt ông Thanh, 67 tuổi, án tù chung thân. Ba người khác có liên quan từ 13 năm tù đến tù chung thân cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 17/5/2013, thông tin ông Nguyễn Hoàng Long – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng, chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar bị bắt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng khiến cho thị trường địa ốc rúng động. Đặc biệt, thông tin này gây hoang mang đối với những khách hàng đã từng góp vốn, hợp tác mua các dự án nhà ở do Megastar làm chủ đầu tư.

Trên địa bàn khắp cả nước VinaMegastar tham gia đầu tư vào khoảng 10 dự án BĐS, cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí. Tập đoàn này cũng "nổi danh" với các dự án như Megastar Xuân Đỉnh, dự án chung cư 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội), dự án cao ốc Hesco Văn Quán (quận Hà Đông)… Dự án này do Megastar Land hợp tác kinh doanh với những đơn vị khác để triển khai, và đã huy động vốn từ những năm 2009, 2010. Tuy nhiên, trong số các dự án chỉ có dự án Megastar Xuân Đỉnh đã hoàn thành xong phần thô còn các dự án khác vẫn chỉ là “bánh vẽ” trên giấy.

Một trong những vụ bán “chung cư trên giấy” cũng từng làm xôn xao thị trường Hà Nội là vụ án chiếm đoạt tài sản qua dự án Thanh Hà A. Theo cáo buộc, Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1-5 (Công ty 1-5) được Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 giao làm chủ đầu tư 3 dự án. Công ty 1-5 cho Cienco 5 vay 200 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án, vì vậy được hưởng quyền ưu tiên thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư vào khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội).

Do không chuyển tiền, đầu tháng 2/2010, Cienco 5 chấm dứt hợp đồng vay vốn với Công ty 1-5. Ông Lê Hoà Bình (59 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty 1-5) giấu nhẹm thông tin này và tiếp tục sử dụng hợp đồng cũ này để huy động vốn...

Dù đã bị xóa bỏ vai trò đối tác đầu tư trong dự án khu đô thị Thanh Hà A, nhưng cựu chủ tịch HĐQT Công ty 1-5, Lê Hòa Bình cùng đồng bọn vẫn “vẽ” ra các lô đất để bán chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.

Theo đó, ông Bình đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thu thập bản đồ quy hoạch sử dụng đất không có giá trị pháp lý đưa cho khách hàng xem. Tạo được lòng tin với khách hàng bằng nhiều tài liệu khác, ông Bình cùng cấp dưới đã ký hơn 460 hợp đồng giao vốn, thu gần 790 tỷ đồng. Khoản tiền này, Bình và đồng phạm dùng mua cổ phần của một số công ty, trả nợ ngân hàng, tiêu xài cá nhân, mua sắm tài sản… Còn khách hàng, bỏ ra hàng tỷ đồng nhưng vẫn chỉ ôm nhà trong mơ.

Còn nhiều “quả đắng”?

Sau thời kỳ sốt nóng của thị trường, đến thời điểm này, nhiều khách hàng vẫn đứng ngồi không yên khi đổ tiền vào những dự án hàng năm trời vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”.

Như tại dự án chung cư 83 Ngọc Hồi, Hoàng Mai, sau 4 năm theo đuổi dự án, đến giữa năm 2014, hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại dự án đã kéo đến trụ sở Công ty Bất động sản Ngọc Lan và Công ty Cơ khí Hưng Sơn - chủ đầu tư dự án để đòi tiền nhưng không được.

Thông tin về dự án, vào cuối 2009, đầu 2010, Công ty Cơ khí Hưng Sơn và Công ty Bất động sản Ngọc Lan bắt đầu tiến hành rao bán căn hộ tại dự án nói trên dưới hình thức hợp đồng góp vốn.

Tuy nhiên, sau khi huy động được một khoản tiền ước tính trên 100 tỷ đồng từ khách hàng, Công ty Hưng Sơn đã “đem con bỏ chợ” khi dự án chỉ xây được đến tầng 9 rồi đắp chiếu suốt gần 4 năm qua.

Đáng chú ý, trong khi quy hoạch phân khu này được thành phố chủ trương các tòa chỉ cao tối đa 15 tầng, thì chủ đầu tư đã tự ý rao bán cả những căn hộ tận tầng 27.

Hay tại dự án Sky Garden (Định Công, Hà Nội) do Công ty TNHH Định Công làm chủ đầu tư hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại dự án cũng rơi vào cảnh bị “đem con bỏ chợ”. Nhiều khách hàng đóng từ 40% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư, tương đương với khoảng 800 triệu - 1 tỷ đồng nhưng từ giữa năm 2013, dự án đã ngừng thi công. Trong khi dự án dở dang chưa biết bao giờ mới hoàn thành thì nhà đầu tư cũng đau điếng khi những đồng tiền mồ hôi nước mắt tích cóp bao lâu nay không biết tiền của mình được tiêu vào đâu?

Nhiều ý kiến cho rằng, trong sự vỡ lở ở các dự án cũng có lỗi của chính khách hàng khi mua nhà. Khách hàng không tìm hiểu kỹ về năng lực, uy tín chủ đầu tư, hồ sơ pháp lý dự án, về tiến độ thực hiện, cứ thấy giá hợp lý là đặt bút ký, không quản lý được rủi ro có thể xảy ra.

Sự việc bà Châu Thị Thu Nga bị bắt vẫn đang là cú sốc với thị trường bất động sản đầu năm 2015. Sẽ còn những dự án nào chủ đầu tư thu tiền nhưng không xây dựng lộ sáng?

Hồng Khanh

Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù cho các dự án trục Nhật Tân - Nội Bài