您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【nhận định jordan】Tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ giảm mạnh

Cúp C12人已围观

简介Thị trường ổn địnhTheo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, việc ...

Thị trường ổn định

Theìnhtrạngđầucơgămgiữngoạitệgiảmmạnhận định jordano ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 15/2015/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 5-10) và giảm lãi suất huy động USD về 0% đối với tổ chức và 0,25%/năm đối với cá nhân (áp dụng từ ngày 28-9) là bước tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước trong việc hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, tránh dồn nhu cầu giao dịch ngoại tệ vào cùng một thời điểm gây áp lực lên tỷ giá. Ghi nhận trong ngày 7-10, ngày thứ 3 áp dụng Thông tư 15 về giao dịch ngoại tệ trên thị trường, giá bán USD tại các ngân hàng giảm khá sâu so với trước khi áp dụng Thông tư. Cụ thể, Eximbank giảm giá bán USD 60 đồng, từ 22.510 đồng xuống 22.450 đồng/USD; ACB cũng giảm 70 đồng, bán ra còn 22.440 đồng/USD; Vietcombank giảm 50 đồng, còn 22.445 đồng/USD. Giá mua USD tại các ngân hàng cũng giảm 50 đồng, còn 22.440 - 22.455 đồng/USD.

Trước đó, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá, nới biên độ dao động tỷ giá, thị trường đã xuất hiện tâm lý găm giữ ngoại tệ, có sự dịch chuyển từ VND sang USD vào những ngày cuối tháng 8-2015. Cụ thể, số dư vốn huy động bằng ngoại tệ tháng 8-2015 đã tăng mạnh so với tháng trước, tăng 7,79%, tương ứng khoảng 23.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất đồng USD, thị trường đã xuất hiện xu hướng ngược lại. Cụ thể, trong tuần qua, doanh số mua vào USD của các ngân hàng tăng trung bình 2,2 lần so với 10 ngày trước đó. Ngược lại, lượng USD các ngân hàng bán ra lại giảm mạnh, chỉ bằng 60% so với 10 ngày trước. Theo ông Minh, điều đó cho thấy việc hạ lãi suất đồng USD đã góp phần tích cực cho sự ổn định của thị trường ngoại hối, giảm áp lực lên tỷ giá. Hiện những biến động của tỷ giá và thị trường ngoại hối chủ yếu do nhu cầu thực từ thị trường và quan hệ cung – cầu cùng các yếu tố kinh tế vĩ mô và thị trường thế giới. Các yếu tố đầu cơ, nắm giữ ngoại tệ đã được loại bỏ.

Đối với những lo ngại về việc hạ lãi suất USD sẽ ảnh hưởng tới việc thu hút kiều hối, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, trong những năm qua, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM luôn chiếm tỷ trọng cao trong cả nước, có năm đạt tới 50%. Ngoài ra, cơ chế kiều hối hiện khá thông thoáng, người nhận có thể nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản mà không phải chịu thuế, phí cũng rất thấp, chỉ 0,2 - 0,5%. Mặt khác, việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua cũng góp phần gia tăng sự hấp dẫn lượng kiều hối gửi về Việt Nam so với trước đây. Tính đến cuối tháng 9-2015, lượng kiều hối về khu vực TP.HCM đạt khoảng 3,204 tỷ USD, cả năm 2015 dự kiến đạt khoảng 5,5 tỷ USD. Lượng kiều hối chủ yếu chuyển về từ Hoa Kỳ, châu Âu và các nước có số lượng xuất khẩu lao động nhiều. Số liệu thống kê cho thấy có tới 70% lượng kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh, khoảng 21% chuyển vào bất động sản, phần còn lại hỗ trợ cho người thân trong việc chữa bệnh, du lịch… Theo ông Minh, việc giảm lãi suất USD xuống mức thấp cũng không ảnh hưởng đến nguồn kiều hối từ các nước trên thế giới chuyển về Việt Nam, đặc biệt là đối tượng kiều bào gửi về để hỗ trợ người thân, hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước.

Khó hạ lãi suất cho vay

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tính đến hết tháng 9-2015, huy động vốn bằng ngoại tệ đạt 238.000 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cuối năm 2014 và chiếm 19,4% trong tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Trong khi đó, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đến hết tháng 9-2015 chỉ đạt 158.000 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cuối năm 2014, tương đương 66% tổng vốn huy động ngoại tệ. Trong 9 tháng năm 2015, cung cầu ngoại tệ trên địa bàn cũng ở mức ổn định, doanh số mua ngoại tệ đạt trên 37 tỷ USD, bằng 83% so với cả năm 2014; doanh số bán ngoại tệ đạt 38,3 tỷ USD, bằng gần 87% so với cả năm 2014.

Với thanh khoản dồi dào và lãi suất đầu vào thấp, nhiều ý kiến kỳ vọng lãi suất cho vay USD sẽ hạ trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo ông Minh, định hướng của Ngân hàng Nhà nước vẫn hạn chế cho vay ngoại tệ, do đó, lãi suất sẽ khó giảm. Khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC cũng nhận định, lãi suất cho vay USD khó có khả năng giảm do Việt Nam vẫn bám sát lãi suất USD trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, với tình hình ngoại hối trên thị trường thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, tín dụng ngoại tệ sẽ khó tăng mạnh trong thời gian tới do các doanh nghiệp sẽ cẩn trọng hơn khi vay ngoại tệ nếu họ không có doanh thu bằng ngoại tệ.

Tags:

相关文章