【tỷ số giải quốc gia đức】Cho thuê tài chính: Tiềm năng chờ khai phá

cho thue tai chinh tiem nang cho khai pha

Thuê tài chính sẽ giúp DN tiếp cận nhiều loại tài sản,êtàichínhTiềmnăngchờkhaiphátỷ số giải quốc gia đức nâng cao công nghệ. Ảnh: H.Dịu.

Giàu tiềm năng

Cho thuê tài chính cũng là một hình thức cấp vốn với tỉ lệ tài trợ cao, lên đến 90% giá trị tài sản thuê. Cho thuê tài chính là một dạng cho thuê tài sản, nhưng khác về căn bản so với các loại cho thuê tài sản khác là có sự chuyển dịch rủi ro và các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê. Nhờ đó, DN không cần phải bỏ ra nhiều vốn ban đầu mà vẫn có thể đảm bảo việc có tài sản để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong trung và dài hạn.

Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, cho thuê tài chính giúp DN tận dụng hiệu quả các nguồn lực của mình vì không làm ảnh hưởng tới hạn mức vay tại các ngân hàng thương mại và các nguồn tài sản được dùng làm thế chấp. Ngoài ra, hình thức này có thời gian thuê linh hoạt, giúp DN giảm thiểu các thủ tục hành chính gắn liền với tài sản… Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, với dịch vụ này, DN có thể tiếp cận với nhiều loại tài sản, nâng cao công nghệ, hiện đại hóa để bắt kịp xu hướng; ngoài ra, nếu DN mua tài sản nhưng thiếu vốn lưu động thì DN có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và công ty này sẽ cho DN thuê lại, giúp DN vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa được sử dụng tài sản.

Chính vì thế, một thống kê cho biết, tổng doanh số thuê tài chính toàn cầu hàng năm lên tới 1.000 tỷ USD. Tại Mỹ, 80% các DN từ DN nhỏ cho tới các DN lớn trong danh sách Fortune 500 đều thuê một phần máy móc thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Trung Quốc, doanh số thuê tài chính lên tới 540 tỷ USD với hơn 3.200 công ty cho thuê tài chính hoạt động; tại Nhật Bản, doanh số cho thuê tài chính hàng năm cũng vào khoảng 50 tỷ USD. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho hay, DN tại các quốc gia phát triển sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính như một “thói quen” trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ cho thuê tài chính. Bởi hiện nay, kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, tạo nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ đầu tư, sản xuất; Việt Nam hiện có hơn 550.000 DN hoạt động mọi lĩnh vực. “Thuê tài chính sẽ là một giải pháp quan trọng giúp DN vượt qua các rào cản tiếp cận vốn (nhất là nguồn vốn trung - dài hạn, trong bối cảnh định hướng hạn chế sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng, và đặc thù thiếu tài sản đảm bảo cho việc cấp tín dụng của các DN vừa và nhỏ, DN đang tăng trưởng nhanh”, TS. Cấn Văn Lực cho hay.

Hơn nữa, theo ông Nguyễn Trọng Du, Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), về cơ bản, khung khổ pháp luật của hoạt động cho thuê tài chính đã hoàn thiện, đặc biệt là Nghị định 39/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Chính vì thế, đại diện NHNN khẳng định, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút nhu cầu thuê tài chính tại Việt Nam.

Chờ phát triển

Mặc dù có nhiều ưu điểm và có định hướng phát triển, nhưng tại Việt Nam, cơ cấu hệ thống tài chính mới chỉ có 11 công ty cho thuê tài chính với 7 công ty con của ngân hàng thương mại trong nước, 3 công ty 100% vốn nước ngoài và 1 công ty nội địa, dư nợ chỉ ở mức 8.700 tỷ đồng, chiếm 0,16% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng. Thị trường ít ỏi nhưng quan trọng là DN chưa nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ cho thuê tài chính. Chia sẻ về vấn đề này, theo ông Đào Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại & Thiết bị môi trường Hiệp Hòa, cho thuê tài chính chưa phát triển đúng tiềm năng do thiếu sự hiểu biết của các bên, DN chưa hiểu biết, các công ty cho thuê tài chính mới sơ khai nên chưa biết cách tìm đến nhau.

Bên cạnh đó, ông Đào Mạnh Hùng đặt ra lo ngại về quan điểm “ngại” DN nhỏ và vừa, DN mới thành lập tại Việt Nam của các công ty cho thuê tài chính tương tự các ngân hàng thương mại hiện nay. Do đó, một cơ chế để quản lý rủi ro, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau là thật sự cần thiết.

Về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, các công ty cho thuê tài chính cần thực hiện 3 vấn đề then chốt để kiểm soát rủi ro trong hoạt động. Thứ nhất là cần phối hợp tốt với các hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội DN nhỏ và vừa, cần tăng tính minh bạch của công ty đi thuê, đặc biệt là minh bạch về tài chính, hoạt động, mục đích đi thuê. Thứ hai là bản thân công ty tài chính cần tăng cường năng lực thẩm định, đánh giá DN, khách hàng cho thuê. Cuối cùng, các công ty cho thuê tài chính cần tăng cường năng lực công nghệ thông tin, vì kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy công nghệ thông tin góp phần đánh giá năng lực của DN và công ty cho thuê tài chính, qua đó góp phần hạn chế những rủi ro.

Có thể thấy, trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ “thúc” tăng trưởng tín dụng năm 2017 lên trên 20%, con số này vào những năm sau nữa được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao, nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng; cho thuê tài chính sẽ là hướng đi hiệu quả để góp phần vào con số tăng trưởng này. Do vậy, các cơ quan quản lý cần hoàn thiện hơn nữa văn bản pháp lý để bảo đảm quản lý tốt những rủi ro mà hệ thống này có thể gặp phải, giúp tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn, trang thiết bị hiệu quả.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
下一篇:Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy