【bang xep c1】"Không có chuyện các doanh nghiệp FDI rời khỏi thị trường Việt Nam"
Doanh nghiệp FDI áp đảo xuất khẩu: Bài toán cũ,ôngcóchuyệncácdoanhnghiệpFDIrờikhỏithịtrườngViệbang xep c1 không dễ giải | |
TPHCM: Doanh nghiệp FDI là động lực chính tăng trưởng XNK | |
Doanh nghiệp FDI có lãi chiếm tỷ lệ ít, nhiều doanh nghiệp lỗ lớn, liên tục trong nhiều năm |
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2021 ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Tiểu My |
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.212 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, giảm 37,8% về số dự án và tăng 20,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh có 678 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,43 tỷ USD, tăng 25,6%; vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.830 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,22 tỷ USD, giảm 43,8%.
Trước thông tin về việc các doanh nghiệp FDI đang có kế hoạch rút lui khỏi Việt Nam do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phía Nam, bà Chu Thị Hải Vân, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho biết, đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới chứ không chỉ mỗi ở Việt Nam. Tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã và đang hết sức quyết liệt trong việc khống chế dịch, nhờ đó dự kiến đến quý 4/2021, tất cả các tỉnh, thành phía Nam sẽ quay trở lại hoạt động bình thường ở mức độ thận trọng. Do đó, đây chỉ là khó khăn nhất thời, môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn đang được doanh nghiệp FDI đánh giá tốt và ổn định, là điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
“Chính vì vậy, cùng với sự cố gắng và sát cánh của các doanh nghiệp FDI, chúng tôi cho rằng không có chuyện các doanh nghiệp FDI rời khỏi thị trường Việt Nam”, bà Chu Thị Hải Vân nhấn mạnh.
Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công, theo bà Chu Thị Hải Vân, giải ngân vốn đầu tư công là động lực rất quan trọng, sẽ hỗ trợ mạnh cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy 3 tháng cuối năm khi các tỉnh đã nới lỏng giãn cách và cũng với quyết tâm của Chính phủ, địa phương quý 4 sẽ là quý bứt phá về giải ngân vốn đầu tư công. Theo tính toán từ đây đến cuối năm còn 43% kế hoạch, dự kiến khả năng sẽ đạt ít nhất là trên 90%.
Khó khăn vướng mắc lớn nhất hiện nay là dịch Covid-19, bên cạnh đó, việc giá nguyên vật liệu xây dựng tăng đột biến cũng ảnh hưởng đến phương án tài chính làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Ngoài ra, cũng còn những yếu tố chủ quan mang tính cố hữu đó là vướng mắc về thể chế như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công còn vướng mắc trong triển khai thực hiện: thứ hai là giải phóng mặt bằng; thứ ba là thủ tục đầu tư, đấu thầu, năng lực nhà thầu thi công chưa được cải thiện nhiều, công tác kiểm tra giám sát chưa được đẩy mạnh…