Lãi suất đầu vào tăngThời gian gần đây,ãisuấthuyđộngtănglãisuấtđầurachịusứcégiải vô địch pháp hôm nay lãi suất huy động tại một số ngân hàng thương mại đang tiếp tục rục rịch tăng, đặc biệt là với các kỳ hạn dài. Một số ngân hàng đã đưa mức lãi suất huy động lên khoảng 7,4 - 7,55% năm cho các kỳ hạn dài trên 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Mặt bằng lãi suất các kỳ hạn này theo đó đã cao hơn khoảng 0,5% so với cách đây 1 năm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là một trong những ngân hàng đang có mức lãi suất cao nhất với các kỳ hạn dài, khi mặt bằng lãi suất onlines của các kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng đều đồng nhất ở mức 7,55%/tháng. Trong khi đó, lãi suất các kỳ hạn của kỳ hạn ngắn hơn cũng khá hấp dẫn, cụ thể lãi suất onlines của kỳ hạn 15 tháng là 7,5%/năm, 13 tháng là 7,45%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 7,3%/năm… Trong khi đó, một số ngân hàng khác cũng đang có mức lãi suất bám sát SCB. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) cũng đã đưa lãi suất tiền gửi onlines lên tới 7,4%/năm với các kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Còn tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), lãi suất 3 kỳ hạn dài nhất (18 tháng, 24 tháng và 36 tháng) cũng đang ở mặt bằng là 7,25%/năm.
Ở kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất vẫn là SCB với 6,85%/năm. Tiếp đến, các ngân hàng có mức lãi suất bám sát SCB là những gương mặt như Ngân hàng Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với 6,6%/năm, NamABank với 6,5%/năm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) 6,45%/năm, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaovietBank) là 6,4%/năm, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là 6,2%/năm… Ở kỳ hạn 1 tháng, các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động dao động từ 3,% đến 4,%. Các ngân hàng có mặt bằng lãi suất cao ở kỳ hạn này có các cái tên như Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP Xăng dầu (PGBank), Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), SCB, PVcomBank… Tuy nhiên, diễn biến lãi suất tăng trong thời gian qua chủ yếu diễn ra ở các ngân hàng cổ phần. Trong khi đó, các ông lớn thuộc 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn (nhóm Big 4) là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank vẫn chưa có động tĩnh gì đáng kể. Điều này dẫn đến sự chênh lệch lãi suất khá lớn giữa các ngân hàng, chẳng hạn, lãi suất 18 tháng onlines tại VietinBank là 5,75%, thấp hơn tới 1,8% so với lãi suất cùng kỳ hạn tại SCB. Sức ép gia tăng với lãi suất đầu raViệc lãi suất huy động tăng đặt ra câu hỏi là điều này có ảnh hưởng đến lãi suất đầu ra hay không? Đây có thể là một yếu tố khó đo lường vì lãi suất tăng nhưng thực tế không phải trên diện rộng ở mọi kỳ hạn và đồng thời cũng không phải ở tất cả các ngân hàng. Theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trước mắt xu hướng lãi suất cho vay sẽ chưa tăng. Lý do là, các tổ chức tín dụng cũng hiểu rằng, việc huy động vốn với lãi suất có thể cao hơn, nhưng việc nâng lãi suất cho vay cũng phải cân nhắc cho phù hợp với thực tiễn. Ông Hùng cho biết, các ngân hàng có chiến lược riêng và việc điều chỉnh lãi suất tại một số kỳ hạn của một số ngân hàng nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư tốt hơn và đó cũng là động thái riêng của những ngân hàng đó. Với bối cảnh hiện nay, động thái tăng lãi suất huy động nếu không tiếp tục diễn ra nữa thì việc ảnh hưởng đến lãi suất đầu ra có thể sẽ không lớn như đánh giá nêu trên của ông Hùng. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất đầu vào nếu trở thành xu hướng thì sức ép tăng lãi suất đầu ra có thể sẽ khó tránh khỏi về mặt trung và dài hạn.
TS. Châu Đình Linh - giảng viên Học viện Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, cho biết diễn biến giá xăng tăng thời gian qua có thể chưa phản ánh hết vào giá các mặt hàng tiêu dùng cho đến tháng 6/2022, nhưng thời gian tới sau một thời gian đủ “độ trễ” nhất định thì ảnh hưởng giá cả có thể sẽ bộc lộ rõ hơn. Bối cảnh này cho thấy áp lực lạm phát đang rất lớn và mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ là một mục tiêu cần được ưu tiên. Để giảm bớt áp lực lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải hút bớt vốn từ thị trường tiền tệ và sức ép lên lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay đều sẽ có thể gia tăng. “Lãi suất huy động nếu tiếp tục tăng thì dần dần các ngân hàng cũng sẽ phải tính đến phương án tăng lãi suất cho vay để đảm bảo cân đối chi phí, dành một phần trích lập dự phòng rủi ro và duy trì lợi nhuận ở mức độ nào đó” - ông Linh nói. Tuy nhiên, một trong những nghịch lý hiện nay là trong suốt thời gian qua, cơ quan quản lý đều giữ chủ trương duy trì mặt bằng lãi suất thấp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Về vấn đề này, ông Linh cho biết, quan điểm giữ lãi suất thấp hình thành từ cách đây 2 năm, thời điểm đó kinh tế cần hỗ trợ để vượt qua khó khăn dịch Covid-19, đồng thời diễn biến lạm phát toàn cầu cũng chưa quá trầm trọng. Đến thời điểm hiện tại, bối cảnh kinh tế cả trong và ngoài nước đã khác trước rất nhiều và trong tình huống mới thì việc điều hành thị trường cũng cần có giải pháp mới. |