【kq bóng dá hôm nay】Nguy cơ bùng phát bệnh đau mắt đỏ
Xuân Túc
BPO - Khoảng 1 tuần trở lại đây,ơbugravengphaacutetbệnhđaumắtđỏkq bóng dá hôm nay tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện nhiều trường hợp trẻ bị viêm kết giác mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ. Các bác sĩ lo ngại bệnh có thể lây lan thành dịch, nhất là mùa tựu trường học sinh giao lưu, tiếp xúc với bạn bè trên lớp.
Lây lan nhanh
Nhập học chưa đầy 1 tuần, bé Trần Phương Anh, học sinh Trường tiểu học Tiến Thành, TP. Đồng Xoài cảm thấy một bên mắt bị sưng đỏ, nhức, ra nhiều ghèn, chảy nước mắt rất khó chịu. Việc quan sát và nhìn mọi vật của bé cũng trở nên bị hạn chế. Sau khi được bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh thăm khám, bé mới biết mình bị đau mắt đỏ.
Phương Anh cho biết: Bác sĩ kê đơn thuốc cho con về nhà uống và nhỏ mắt, sau đó tái khám. Bác sĩ còn dặn con ít xem tivi, điện thoại, thực hiện các bước vệ sinh mắt theo hướng dẫn để bệnh nhanh khỏi.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước khám mắt cho trẻ
Đưa con đi khám bệnh, mẹ của Phương Anh - chị Trần Thị Hà được các bác sĩ chẩn đoán đã bị lây bệnh từ con mình. Chị Hà cho hay: Sau khi nhập học được mấy ngày về thấy con hay dụi mắt, tôi xem tin tức biết đang có bệnh đau mắt đỏ nên đưa con đi khám, chắc con bị lây bệnh từ các bạn trên trường.
“Bệnh này lây lan rất nhanh, thấy con có biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ gia đình đã cẩn thận phòng ngừa. Thế nhưng con mới bị hôm trước, hôm sau đã lây bệnh cho cả nhà” - chị Hà cho biết.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Vũ Ngọc Quân, Bệnh viện đa khoa tỉnh, khoảng 1 tuần trở lại đây, tại Khoa Mắt, trung bình mỗi ngày tiếp nhận hơn 70 trường hợp bị bệnh đau mắt đỏ, trong đó phần lớn là trẻ em. Đây là bệnh do vi rút gây ra, lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp, dụi tay vào mắt hoặc sử dụng chung đồ chơi, vật dụng cá nhân với trường hợp đã nhiễm vi rút.
“Bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng như: mắt đỏ do xung huyết kết mạc, cộm xốn như có cát trong mắt, chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn, khó mở mắt sau khi ngủ dậy. Với trẻ có thể kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt nhẹ...” - bác sĩ Quân cho biết thêm.
Điều trị đơn giản nhưng phải đúng cách
Đau mắt đỏ là bệnh lý nhãn khoa rất phổ biến, nguyên nhân chính gây ra bệnh này do vi rút và vi trùng. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa.
Sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ, các em học sinh Trường tiểu học Tân Phú (TP. Đồng Xoài) được đưa về phòng y tế của trường để kiểm tra - Ảnh: Kim Phụng
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hoàng Xuân, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Bệnh đau mắt đỏ phát triển nhanh vào thời điểm giao mùa, trong khi thời điểm này là mùa tựu trường nên nguy cơ bùng phát cao. Hiện nay, tại một số trường học trên địa bàn tỉnh ghi nhận có học sinh và giáo viên bị bệnh đau mắt đỏ, nhất là tại TP. Đồng Xoài đã có hàng ngàn học sinh mắc bệnh này. Bệnh đang có dấu hiệu gia tăng tại các địa phương trong tỉnh.
Bệnh đau mắt đỏ đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc trị. Khi phát hiện bệnh người dân không được tự ý điều trị tại nhà, phải đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được khám, hướng dẫn điều trị đúng cách. Bởi thực tế đã ghi nhận, dù bệnh không nguy hiểm nhưng có nhiều trường hợp tự dùng thuốc nhỏ mắt, thậm chí nhiều người có thói quen sử dụng các bài thuốc dân gian khiến bệnh càng nặng, vừa gây khó khăn cho công tác điều trị vừa ảnh hưởng tới thị lực lâu dài. |
Tiến sĩ, bác sĩ PHẠM HOÀNG XUÂN, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh |
Cũng theo bác sĩ Xuân, bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch vì khả năng lây lan cao. Môi trường gia đình, công sở, lớp học, khu công cộng đông người là những nơi khiến bệnh dễ lây lan.
Để phòng bệnh đau mắt đỏ, ngoài hạn chế tập trung đông người, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt, gia đình có người bị đau mắt đỏ cần cách ly để tránh lây lan cho người xung quanh; không dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với người bị đau mắt đỏ. Người bị đau mắt đỏ khi ra đường cần đeo khẩu trang, đeo kính bảo vệ mắt.
Đối với các đơn vị trường học cần đẩy mạnh truyền thông phòng bệnh đau mắt đỏ bằng nhiều hình thức cho giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh, phụ huynh. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng đồ dùng, bàn ghế của học sinh khi trong lớp phát hiện trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ.
“Đặc biệt, khi phát hiện học sinh có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm… cần hướng dẫn các em đến ngay cơ sở khám, chữa bệnh để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Khi phát hiện trường hợp bị đau mắt đỏ cần cho các em nghỉ học để điều trị nhằm tránh lây lan diện rộng” - bác sĩ Xuân khuyến cáo.