Báo cáo tại cuộc làm việc với Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 26/7,ầnđảmbảođủđiệnchonămsauđẩynhanhdựánnguồnvàlướtỷ số nigeria ông Đặng Hoàng An, tân Chủ tịch HĐTV EVN cho biết, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc đến nay là 79.364MW. Trong đó, nguồn điện do EVN làm chủ sở hữu là 11.974MW, chỉ chiếm 15,1% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Các tổng công ty phát điện trong EVN (EVNGENCO) chiếm 22,6% (17.884MW).
Phần còn lại là của TKV, PVN, các nhà đầu tư BOT và chủ đầu tư khác.
Trong giai đoạn 2016-2020, tổng sản lượng điện thương phẩm của EVN đạt 953,5 tỷ kWh, bằng 98,6% so với kế hoạch 5 năm, tăng trưởng bình quân 8,59%/năm. Các năm 2021-2022, do tiếp tục bị ảnh hưởng dịch COVID-19, nên điện thương phẩm tăng bình quân 5,77%/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng điện thương phẩm đạt 118,72 tỷ kWh, tăng trưởng 1,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn Giám sát cho biết, Đoàn Giám sát ghi nhận EVN và các đơn vị liên quan đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong sản xuất, truyền tải, phân phối điện; chỉ huy điều hành hệ thống điện; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, tự động hóa các thiết bị trong hệ thống điện…
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị EVN có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại đã được các cơ quan, ban ngành nêu ra; đồng thời, tập trung các giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện trong năm 2024-2025 và các năm tiếp theo; đẩy nhanh quá trình thực hiện tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của EVN theo đúng chủ trương tại Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Song song, EVN cần tiếp tục nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện; tăng cường phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, các địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai các dự án năng lượng…
Trước đó, tại hội nghị sơ kết nửa đầu năm của ngành Công Thương, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho hay, qua cân đối cung cầu cho thấy tình hình cung ứng điện giai đoạn tới vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các năm 2024-2025, ở khu vực miền Bắc.
Nhằm góp phần đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới, EVN sẽ đề xuất các giải pháp trình Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ.
Trước mắt, ngoài các giải pháp về vận hành hệ thống điện, đảm bảo đủ nhiên liệu cho phát điện, đảm bảo độ khả dụng của tổ máy, cần đẩy nhanh các dự án đã được phê duyệt, có cơ chế để phát triển nhanh các dự án điện khí LNG, bổ sung nhanh các nguồn điện cho khu vực phía Bắc như điện mặt trời tập trung, điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, điện gió trên đất liền và điện gió ngoài khơi...
Về phía EVN, sẽ tập trung triển khai đường dây 500kV mạch 3 từ miền Trung, miền Nam ra miền Bắc (nếu các dự án này không được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị khác làm chủ đầu tư) và quyết tâm hoàn thành dự án vào tháng 5/2025.
Đề xuất EVN được tự tăng giảm giá điện dưới 5% mỗi quýNếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng. Thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng.