VHO - Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Hrê trên địa bàn huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,ườicóuytínđiểmtựacủađồngbàoHrêtile macao tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa.
Vốn cần cù, đi đầu trong các phong trào ở địa phương ông Phạm Văn Nó (54 tuổi), người có uy tín ở thôn Gò Khôn, xã Ba Giang, huyện Ba Tơ luôn được người dân tín nhiệm. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông còn tận tình hướng dẫn người dân làm theo. Năm 2021, ông Nó đã tình nguyện hiến đất, vận động hơn 30 hộ dân cùng đóng góp gần 60 triệu đồng và 18 ngày công lao động để cùng nhau mở đường bê tông dài hơn 200m vào làng Chai.
“Muốn người dân hiểu và làm theo thì trước tiên bản thân tôi phải gương mẫu đi đầu thực hiện để bà con học tập, làm theo. Từ khi hoàn thành con đường này bà con rất phấn khởi. Đi lại thuận lợi, rất nhiều người dân làm nhà, chở vật liệu tới nơi ai cũng thấy rất sướng”, ông Nó vui vẻ nói.
Thôn Gò Khôn, xã Ba Giang nằm tách biệt trên đỉnh núi, đường về trung tâm xã rất khó khăn. Ông Phạm Văn Nó đã không ngại vất vả, đi vận động từng nhà cùng hiến đất để xây dựng nhà văn hóa thôn, điểm trường mầm non và điểm trường tiểu học tại thôn. Nhờ vậy, mà người dân có chỗ sinh hoạt, họp hành. Trẻ con trong thôn không phải vất vả lội bộ xuống núi tìm con chữ.
Phó Bí thư Đảng ủy xã Ba Giang Phạm Văn Nhung chia sẻ: “Thời gian qua, nhiều người có uy tín đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua, tham gia giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa… Những người có uy tín đã vận động nhân tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động để xây dựng đường, nhà văn hóa và các công trình khác, góp phần không nhỏ vào phát triển về kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Hrê”.
Với ông Phạm Văn Ụa, người có uy tín ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, uy tín phải được tạo dựng từ những việc làm cụ thể. Ông Ụa đã tích cực phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình bằng cách chăn nuôi, trồng trọt. Ông Ụa còn tiên phong hiến đất làm đường bê tông trong xóm và thường xuyên vận động, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu khi đau ốm.
“Bản thân tôi thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không tin, không nghe theo các luận điệu tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo của kẻ xấu, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo... Tôi vận động người thân, người nhà của mình xong mới đến các dòng họ khác con trẻ phải chịu khó học tập, đau ốm thì đi bệnh viện”, ông Uạ cho hay.
Ông Sla Ven Côn, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tơ cho biết, toàn huyện Ba Tơ có trên 80 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Những kết quả trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Ba Tơ trong thời gian qua đều có dấu ấn của người có uy tín. Họ là nhân tố đưa nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống. Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đội ngũ người có uy tín cũng là bằng chứng sống cho sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo để đồng bào vùng cao tin, nghe và làm theo.
“Trong các hạng mục xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào miền núi, hạng mục xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội cần sự chung tay đóng góp của người dân nhiều nhất. Người có uy tín đã sáng tạo, linh hoạt, kiên trì bằng nhiều hình thức vận động, thuyết phục để đồng bào hiểu được lợi ích của xây dựng các hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như vai trò, trách nhiệm của họ trong hoạt động này. Người có uy tín đã thực hiện nêu gương, tiên phong trong việc hiến đất lấy mặt bằng xây dựng, đóng góp tiền bạc, ngày công để hoàn thiện các kết cấu hạ tầng”, ông Sla Ven Côn nói.