Theo Nhóm khoa học Dự án Carbon toàn cầu, gồm các chuyên gia đến từ Đại học Exeter, Đại học East Anglia, Trung tâm nghiên cứu khí hậu quốc tế CICERO, Đại học Ludwig-Maximilian Munich và 90 tổ chức khác trên toàn thế giới, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) toàn cầu bắt nguồn từ nhiên liệu hóa thạch tăng lên mức cao kỷ lục 36,8 tỷ tấn vào năm 2023, tương đương mức tăng 1,1% so với năm 2022.
Nhóm nghiên cứu cũng ước tính tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu (do hóa thạch+ do thay đổi sử dụng đất gồm nạn phá rừng) là 40,9 tỷ tấn.
Theo báo cáo, lượng khí thải CO2 từ dầu và khí đốt tăng lần lượt 1,5% và 0,5% trong năm nay, trong khi lượng khí thải từ than đá (từng đạt đỉnh vào năm 2014) tăng 1,1% lên mức cao kỷ lục mới.
Lượng phát thải CO2 sẽ tăng ở Ấn Độ thêm 8,2% và ở Trung Quốc tăng 4%, trong khi Liên minh Châu Âu sẽ giảm 7,4% và Mỹ giảm 3%.
Nhóm nghiên cứu dự báo, nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển vào năm 2023 đạt 419,3 phần triệu ppm (đơn vị đo nồng độ của một chất trong hỗn hợp chứa chất đó), đánh dấu mức tăng 51% so với mức tiền công nghiệp.
Ở mức phát thải hiện tại, các nhà nghiên cứu ước tính 50% nguy cơ nhiệt độ toàn cầu sẽ nóng lên vượt quá 1,5 độ C liên tục trong khoảng 7 năm.
Cháy rừng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao trong năm nay. Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ các vụ cháy rừng vào năm 2023 cao hơn mức trung bình (dựa trên hồ sơ vệ tinh kể từ năm 2003), do mùa cháy rừng khắc nghiệt ở Canada tạo lượng khí thải cao hơn mức trung bình từ 6 đến 8 lần.
Các sự gia tăng này đặt ra thách thức nghiêm trọng trong việc đạt được các mục tiêu về khí hậu. Pierre Friedlingstein, giáo sư tại Viện Hệ thống toàn cầu Exeter, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết: “Tác động của biến đổi khí hậu hiển nhiên xung quanh chúng ta, nhưng hành động nhằm giảm lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch còn rất chậm. Khoảng cách giữa những lời hứa của chính phủ, nhà đầu tư và công ty với hành động của họ vẫn còn quá lớn”.
“Bây giờ có vẻ như toàn cầu khó đạt được mục tiêu từ Thỏa thuận Paris giới hạn mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C trước cuối thế kỷ này. Đồng thời, các nhà lãnh đạo họp tại Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) cũng khó đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2 độ C”,Friedlingstein nói.
Corinne Le Quéré, giáo sư tại trường Khoa học môi trường của UEA nói thêm: “Lượng khí thải CO2 toàn cầu đang gia tăng gây trầm trọng thêm hiện tượng biến đổi khí hậu, trong khi các tác động của nó đối với nhân loại càng ngày càng lớn.
Vì thế, các quốc gia cần phải khử cacbon trong nền kinh tế của mình nhanh hơn hiện tại, tránh những tác động tồi tệ hơn từ biến đổi khí hậu”.
相关文章
“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
Trong năm 2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt 355 đầu sách, với khoảng 1,8 triệu2025-01-09- Như vậy với 3,7 triệu cổ phiếu đang giao dịch, FBC sẽ phải chi ra 18,5 tỷ đồng để trả cổ tức lần này2025-01-09
Về một số nhân vật họ Huỳnh ở hai làng ven sông Hương
Làng Nguyệt Biều không chỉ có những nhân vật nổi tiếngmà còn có nhà vườn thơ mộngHọ Huỳnh vốn là họ2025-01-09Phái sinh: Chỉ số VN30 tiếp tục giữ được kênh tăng giá
Chịu tác động từ sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoán Việt Nam đã chịu2025-01-09Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
Ảnh: ReutersTheo hãng tin AFP, thông tin này do ông Nick Grudin, phó chủ tịch phụ trách bộ phận hợp2025-01-09SLNA vô địch U13 toàn quốc 2022
Trước đối thủ là U13 SLNA được đánh giá cao hơn, U13 Hà Nội đã ch2025-01-09
最新评论