设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【verona – roma】Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam 正文

【verona – roma】Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam

来源:88Point 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-10 16:15:04
Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam
TS. Phạm Nguyên Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại và ông David Luff- chuyên gia của Dự án EU-MUTRAP chủ trì hội thảo.

Đó là khẳng định của TS. Phạm Nguyên Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại tại hội thảo“Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam” diễn ra ngày 14/9/2015 tại Hà Nội.

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức.

WTO,ựdohóathươngmạiđốivớihànghóavàdịchvụmôitrườngtạiViệverona – roma OECD và APEC hiện nay đang là những tổ chức quốc tế dẫn đầu trong thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại về hàng hóa và dịch vụ môi trường thong qua hình thành Hiệp định thương mại riêng trong khuôn khổ của các tổ chức.

Năm 2014, thương mại toàn cầu đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường đạt khoảng 4 ngàn tỷ USD, và với tốc độ tăng trưởng rất cao, sẽ đạt 10 ngàn tỷ USD vào năm 2020. Hoa Kỳ hiện là quốc gia đi đầu trong đầu tư sản xuất và thương mại đối với hàng hóa môi trường với xuất khẩu đạt 106 tỷ USD năm 2013, và tốc độ tăng trưởng luôn ổn định cao trên 8%/năm, tiếp đến là EU, và gần đây là Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách để định hướng, thúc đẩy phát triển. Năm 2014, thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường của Việt Nam vào khoảng 20 tỷ USD, chiếm 0,5% thị trường toàn cầu và đứng thứ 33 trong Top 50 quốc gia trên thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường trên thế giới.

Mặc dù vậy, phát triển hàng hóa và dịch vụ môi trường của Việt Nam hiện nay rất yếu, chưa tương xứng với thị trường và nhu cầu trong nước, mới chỉ chủ yếu tập trung vào nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài với hơn 80% dung lượng thị trường. Tại Việt Nam, trong khi ngành dịch vụ môi trường như xử lý nước thải, rác thải đã góp phần xử lý được 30-35% nhu cầu về bảo vệ môi trường, thì sản xuất hàng hóa môi trường phục vụ cho các hoạt động nay chưa phát triển. Hiện mới chỉ có 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường với các mặt hàng như hệ thống lọc khí, bui, lò đốt chất thải nguy hại và thông thường, các thiết bị công nghệ phân loại rác, sản xuất phân compost, viên nhiên liệu.

Tuy nhiên, TS. Phạm Nguyên Minh cho biết, thế giới hiện nay cũng đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường. Đó là do, đến nay vẫn chưa có một định nghĩa về hàng hóa và dịch vụ môi trường được chấp nhận ở phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, hiện thế giới cũng chưa thống nhất về danh mục hàng hóa môi trường.

Tại hội thảo, các diễn giả là các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu đến từ các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, các chuyên gia nghiên cứu độc lập trong và ngoài nước của Dự án EU-MUTRAP đã thảo luận về tự do hóa thương mại về hàng hóa và dịch vụ môi trường trong các khuôn khổ thương mại song phương, đa phương; kinh nghiệm quốc tế trong đề xuất danh mục, tổ chức đàm phán thương mại về hàng hóa, dịch vụ môi trường và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; hiện trạng đàm phán và tổ chức thực thi các cam kết thương mại về hàng hóa và dịch vụ môi trường của Việt Nam.

Đối với các cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường của Việt Nam, ông Trần Huy Hoàn- chuyên gia Dự án EU-MUTRAP chia sẻ, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Theo đó, Việt Nam sẽ được đề xuất danh mục và mô hình đàm phán có lợi cho quốc gia. Việc tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường sẽ giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy đầu tư và sản xuất, góp phần hạ giá thành chi phí bảo vệ môi trường, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm. Mặc dù vậy, hiện Việt Nam vẫn chưa có danh mục hàng hóa môi trường. Bên cạnh đó, với chi phí ban đầu lớn, yêu cầu cao về công nghệ, và chiến lược trong đàm phán đa phương… những điều này sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Còn theo ông Chu Văn Giáp- Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp môi trường của Việt Nam hiện mới đang ở những bước đi đầu tiên, với số lượng doanh nghiệp ít, năng lực hạn chế, chưa thực sự phát triển. Một trong những bất cập hiện nay khiến ngành công nghiệp môi trường chưa phát triển được như kỳ vọng là do thiếu các cơ chế chính sách, đặc biệt cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy chủ trương xã hội hóa và hiện thực hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả phí”, triệt để xóa bỏ bao cấp trong môi trường- ông Giáp nhấn mạnh.

Ông David Luff- chuyên gia của Dự án EU-MUTRAP cũng chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế trong đàm phán tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường- bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Theo ông David Luff, Việt Nam cần phải áp dụng chiến lược đàm phán thương mại phù hợp để tham gia đàm phán có hiệu quả, cần lập danh mục các sản phẩm sẽ được giảm thuế, có thể xác định theo nhu cầu sử dụng địa phương hoặc lợi thế so sánh.

TS. Phạm Nguyên Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương):

Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường được xem là công cụ hỗ trợ hiệu quả đối với thực hiện tăng trưởng xanh, góp phần hình thành một lĩnh vực kinh tế mới với các sản phẩm hàng hóa môi trường và các hoạt động cung cấp dịch vụ môi trường; giảm thiểu các chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường; gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng; phát triển thị trường đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ít gây ô nhiễm môi trường.

热门文章

0.997s , 7646.4140625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【verona – roma】Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam,88Point  

sitemap

Top