【tỷ số japan】Tesla có tới 5 nhà sáng lập nhưng tại sao chỉ hai người trong số họ trở thành tỷ phú USD?
Tesla có tới 5 nhà sáng lập nhưng tại sao chỉ hai người trong số họ trở thành tỷ phú USD?ótớinhàsánglậpnhưngtạisaochỉhaingườitrongsốhọtrởthànhtỷphútỷ số japan
Martin Eberhard - đồng sáng lập kiêm cựu CEO Tesla đầu tiên từng kiện Elon Musk ra tòa vì cho rằng Musk vu khống và chiếm đoạt cổ phần Tesla của mình.
Vào một buổi chiều tháng 7 năm 2006, Tesla ra mắt mẫu xe điện đầu tiên với tên gọi Roadster. Mẫu xe 2 chỗ chạy bằng pin với giá 100.000 USD thời điểm đó không được nhiều chuyên gia ngành ô tô đánh giá cao.
CEO Tesla lúc đó, ông Martin Eberhard tuyên bố, công ty sẽ dạy cho những gã khổng lồ ô tô như Detroit cách tạo ra những chiếc xe hiệu năng tốt mà không tạo ra khí thải. Sau 15 năm, Tesla đã đạt được mục tiêu mà Eberhard đề ra, chỉ là công ty hiện đã không còn do ông phụ trách.
Trong tháng 11, Tesla đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên đạt mức định giá 1.000 tỷ USD dưới sự lãnh đạo củatỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk.
Vậy nhưng một thông tin ít người chú ý là Tesla có đến 5 nhà đồng sáng lập bao gồm Elon Musk, Martin Eberhard, JB Straubel, Marc Tarpenning và Ian Wright, thế nhưng không phải tất cả các nhà sáng lập Tesla vẫn giữ được vị thế tại công ty như thời điểm ban đầu.
Bị đẩy ra khỏi công ty do chính mình sáng lập
Martin Eberhard là người đầu tiên nảy ra ý tưởng về việc thành lập một hãng xe ô tô để vinh danh nhà phát minh Nikola Tesla vào năm 2003. Trong khi đó, Elon Musk là nhà đầu tư đầu tiên cho công ty. Ông đã sớm trở nên giàu có nhờ thành công với bộ xử lý thanh toán PayPal và dùng chính số tiền này để đầu tư lại vào Tesla.
Musk dần dần nắm toàn quyền kiểm soát Tesla bằng cách nâng cao đều đặn cổ phần trong 9 vòng tài trợ trước khi công ty chính thức IPO vào năm 2010. Thậm chí đến thời điểm hiện tại, Musk vẫn thường xuyên tăng cổ phần ở Tesla nhờ các khoản thưởng bằng cổ phiếu. Ở phía ngược lại, các vòng tài trợ chỉ làm giảm cổ phần do Eberhard nắm giữ.
"Tôi hiện chỉ còn giữ một phần tương đối nhỏ cổ phiếu Tesla. Tôi đã bán một lượng lớn cổ phần cách đây khá lâu. Mọi người nghĩ rằng tôi hẳn phải là một triệu phú USD nhờ công thành lập Tesla, nhưng thực tế thì tôi không phải vậy", Eberhard nói trong một buổi phỏng vấn.
Eberhard đã bán phần lớn cổ phần sau khi bị đẩy khỏi Tesla vào năm 2007. Sau đó 2 năm, ông kiện Musk vì tội chiếm đoạt. Vụ việc sau đó đã được giải quyết trong hòa bình với các điều khoản không được tiết lộ.
"Khi rời khỏi Tesla, tôi không có tiền, thật sự không có một đồng nào. Tệ hơn thế, tôi không tìm được việc làm mới trong một năm trời vì thỏa thuận hạn chế sở hữu trí tuệ với Tesla", Eberhand chia sẻ.
Các nhà sáng lập còn lại
Trong khi đó Marc Tarpenning, đồng sáng lập, kiêm cựu CFO và phó chủ tịch cơ khí Tesla thì hiện đang là một đối tác tại Spero Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon.
Ông cho biết mình vẫn giữ cổ phiếu Tesla, nhưng số lượng không đủ để đưa tên ông vào danh sách các cổ đông hàng đầu tập đoàn.
Trong số 5 nhà đồng sáng lập chính thức, ngoại trừ Musk thì chỉ có Straubel đạt được danh hiệu tỷ phú USD nhờ cổ phần tại tập đoàn. Forbes ước tính cổ phần mà Straubel được chia trị giá khoảng 1,3 tỷ USD. Sau khi rời Tesla vào năm 2019, Straubel hiện là CEO và đồng sáng lập công ty khởi nghiệp tái chế pin Redwood Materials.
Nhà sáng lập còn lại, kỹ sư Ian Wright thì đã rời Tesla vào năm 2004 để thành lập một công ty xe điện khác. Ông cũng đã bán cổ phần từ nhiều năm trước. Wright nói trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi không có một cổ phiếu Teslanào. Tất nhiên là tôi không thể tưởng tượng được công ty được định giá 1.000 tỷ USD".
Quả ngọt cho những người kiên trì và mạo hiểm đúng lúc
Ngoài việc biến Musk trở thành người giàu nhất thế giới, sự thành công của Tesla cũng giúp nhiều nhà đầu tư và thành viên hội đồng quản trị trở nên giàu có. Những người nổi tiếng nhất có thể kể đến như nhà đầu tư mạo hiểm Ira Ehrenpreis, Larry Ellison hay em trai Elon Musk - Kimbal.
Nhiều chuyên gia nhận định yếu tố quyết định đưa Tesla trở thành người dẫn đầu cuộc cách mạng xe điện như thời điểm hiện tại là nhờ hình thức quản lý tập trung, nơi một người sáng lập duy nhất giữ quyền lực tuyệt đối. Nhiều ông lớn công nghệ đã đạt mốc giá trị 1.000 tỷ USD như Microsoft, Alphabet và Apple cũng có hướng đi quản trị tương tự.
"Năm 2011 - thời điểm Steve Jobs qua đời, cổ phần Apple ông ấy nắm giữ có giá khoảng 2 tỷ USD. Các nhà sáng lập Apple khác như Steve Wozniak chỉ có 100 triệu USD trong khi Ronald Wayne đã bán cổ phần từ sớm với giá chỉ 800 USD", David Hsu, giáo sư quản lý tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania cho biết.
Theo giáo sư Hsu, chính sự mạo hiểm và kiên trì đã giúp Musk nhận được quả ngọt như ngày nay: "Không chỉ các nhà đồng sáng lập, nhiều nhà đầu tư ban đầu vào Tesla cũng đã bỏ cuộc. Lúc Musk đầu tư vào vòng Series A và một thời gian dài sau đó, có rất nhiều người không chắc chắn về khả năng Tesla hoàn thành tầm nhìn táo bạo của mình."
Sau vụ kiện năm 2009, Eberhard ít khi nêu trực tiếp quan điểm cá nhân về Musk. Ngược lại, Elon Musk lại không hề ngần ngại nhắc đến đồng nghiệp cũ. Tuy nhiên, Eberhard khẳng định ông vẫn vui cho những thành công hiện tại của Tesla, dù ông không thu nhiều lợi nhuận từ công ty.
"Dù định giá thế nào đi nữa, điều làm tôi vui đó là sự thành công của Tesla. Điều quan trọng là chúng ta phải thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch và Tesla là động lực chính trong xu hướng đó, đây là thứ mà tôi đã hy vọng ngay từ đầu.", Eberhard nói.