当前位置:首页 > La liga

【keo bong đa hom nay】Khó khăn bủa vây người nuôi lươn

Từng tạo nên cơn sốt với mô hình nuôi không bùn giúp nhiều nông dân “phất lên” thấy rõ,ănbủavyngườinuilươkeo bong đa hom nay nhưng tết này, bà con gắn bó với con lươn trên địa bàn tỉnh đang thấp thỏm vì đầu ra lẫn giá cả.

Giá lươn thương phẩm thấp, người nuôi không có lời.

Neo chờ giá

Hậu Giang là một trong những địa phương có nhiều hộ chọn mô hình nuôi lươn không bùn để phát triển kinh tế ở khu vực ĐBSCL. Trước đây, khi mô hình chưa phát triển rộng rãi, giá lươn khá cao nên người nuôi gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá lươn giảm mạnh trong khi chi phí sản xuất tăng cao nên nông dân lãi ít.

Anh Đào Chí Linh, Giám đốc HTX nuôi lươn Thuận Phát, ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho hay hiện tại các thành viên trong HTX đã xuất bán lươn cho thương lái, tuy nhiên giá năm nay khá bấp bênh. Anh Linh cho biết: “Thương lái mua xô lươn thương phẩm giá 75.000 đồng/kg. Bà con chọn bán xô vì dễ bán hơn so với phân loại lươn, không tốn công bắt, lựa, ảnh hưởng đến lươn nuôi. Năm ngoái, lươn của HTX bán giá 95.000-100.000 đồng/kg. Giá hiện nay thì bà con không có lời, chỉ huề vốn. Lươn vừa lớn bán được nhưng một số thành viên neo lại chờ giá lên”.

Theo anh Linh, HTX hiện có 30 thành viên, nuôi gần 2ha lươn. Trong đó, sản lượng lươn sạch, nuôi theo chuẩn VietGAP là khoảng 40 tấn/năm. Tuy nhiên, năm nay lươn xuất khẩu yếu nên ít nhiều bị ảnh hưởng đến người nuôi. Bên cạnh đó, việc giá thức ăn tăng cao cũng khiến đồng lời của người nuôi lươn ngày càng teo tóp.

“Năm rồi, thức ăn cho lươn tôi mua 720.000-750.000 đồng/bao, năm nay giá lên 760.000-770.000 đồng/bao, trong khi giá lươn không có lên. Nếu nhu cầu tiêu dùng nhiều thì tết giá lên khoảng 5.000-10.000 đồng/kg. Riêng khô lươn thì năm nay do lươn rẻ quá, ra thị trường cũng gặp khó. Người dân tự mua lươn làm khô là chủ yếu. Chỉ mua để làm quà tặng nên số lượng đặt hàng không nhiều”, anh Linh chia sẻ.

Giá bán thấp, giá thức ăn tăng cao làm người nuôi lươn lo lắng một thì khó tìm đầu ra khiến bà con lo mười. Việc mô hình nuôi lươn không bùn “nổi” lên thời gian gần đây đã tạo động lực cho bà con thả nuôi. Người dân tận dụng chuồng heo cũ, người xây mới bể nuôi, với niềm hy vọng về hướng làm ăn mới. Và dĩ nhiên, cung vượt cầu là nguy cơ dự báo trước. Với bà con nuôi theo tiêu chuẩn sạch, đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay có hợp đồng trước với công ty còn đỡ, riêng những hộ chủ yếu bán cho thương lái, “chịu giá” thì xuất bán hoặc tìm thương lái khác hay bán ra chợ. Đó là chưa kể, càng neo lại lâu, chi phí lại càng đội lên cao, nguy cơ lỗ có thể xảy ra.

Cần quy hoạch bài bản

Còn 15.000 con lươn thương phẩm sắp tới kỳ xuất bán, mấy ngày nay nghe giá lươn mua xô khoảng 80.000 đồng/kg, ông Đoàn Văn Dũng, ở khu vực 1, phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, có chút buồn. Ông Dũng cho biết, tổng diện tích nuôi lươn của gia đình là 30m2. Từ trước tới giờ, cứ tới đợt là ông kêu lái đến xem rồi bán. “Giá thương phẩm xuống, giá thức ăn nơi nào cũng cao. Nếu lươn vẫn giữ mức giá như thời điểm này thì người nuôi có lời nhưng meo lắm”, ông Dũng bộc bạch.

Dẫu vậy, theo ông Dũng, lươn là loại dễ nuôi nhưng quan trọng là phải thay nước thường xuyên để nguồn nước trong bể được sạch. Ông dự định, thời gian tới sẽ đi học kỹ thuật tham gia nuôi lươn sạch theo tiêu chuẩn xuất khẩu để đầu ra và giá cả lươn được ổn định hơn.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, cho hay: Năm nay, lươn xuất khẩu bị chậm hơn so với mọi năm. Tỷ lệ xuất khẩu ít hơn những vật nuôi khác. Giá lươn đang thấp, nông dân nuôi lươn năm nay không có lời.

“Lươn sạch, đẹp, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được thu mua với giá khoảng 95.000 đồng/kg. Còn lại từ 90.000 đồng/kg trở lại. Thị trường xuất khẩu là Hàn Quốc, Nhật Bản. Mỗi tháng xuất khẩu khoảng 4 tấn. Xuất khẩu chậm, người nuôi nhiều nhưng lươn đạt chuẩn xuất khẩu thì số lượng không lớn”, ông Phong cho biết.

Theo phân tích của ông Phong, hiện tại dù số hộ nuôi lươn có đông nhưng chủ yếu là nuôi theo cách thông thường, nếu 10 hộ nuôi thì số hộ đạt tiêu chuẩn sạch, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu chỉ khoảng 10-20%. Do vậy, nguồn lươn còn tồn đọng trong nông dân hiện nay chủ yếu là lươn nội địa. Còn lươn xuất khẩu thì rất ít.

Trồng cây gì, nuôi con gì ở thời điểm hiện tại đang là bài toán làm đau đầu nhiều bà con nông dân. Dẫu vậy, với riêng lươn, loại vật nuôi đang có tiềm năng xuất khẩu, trong khi số hộ nuôi theo tiêu chuẩn còn hạn chế. Vì vậy, ngành chức năng khuyến cáo thay vì phát triển nuôi tự phát, hộ này “bắt chước” hộ kia thì bà con nông dân cần trang bị cho mình kỹ thuật nuôi, tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp để có đầu ra ổn định, không dùng kháng sinh trong quá trình nuôi để lươn đạt chất lượng, hướng đến xuất khẩu. Ngoài ra, cũng có thể nghiên cứu, chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm. Cùng với đó, cần tuân thủ theo quy hoạch của ngành chức năng địa phương để tránh cung vượt cầu.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

分享到: