您现在的位置是:World Cup >>正文
【curacao vs】Đồng thuận nới trần vốn góp của Nhà nước tại dự án PPP đường bộ
World Cup386人已围观
简介Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ ...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình,ĐồngthuậnnớitrầnvốngópcủaNhànướctạidựánPPPđườngbộcuracao vs làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tưxây dựng công trình giao thông đường bộ. |
Sáng nay (9/11), tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Vốn Nhà nước có thể lên tới 80%
Trong số 5 nhóm chính sách, cơ chế đặc thù được Chính phủ đề xuất, việc nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào các dự ánđầu tư theo phương thức PPP được chọn thí điểm lên không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án (quy định hiện nay là không quá 50%) nhận được nhiều góp ý của đại biểu Quốc hội.
Theo đại biểu Lại Văn Hoàn, đoàn Thái Bình, thực tiễn triển khai các dự án hạ tầng giao thông hiện nay cho thấy cần thiết ban hành 5 nhóm cơ chế, chính sách áp dụng thí điểm nhằm để tiếp tục giải quyết những vướng mắc, tồn tại hiện nay, tháo gỡ những nút thắt trong đầu tư, qua đó tạo đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; đặc biệt là giải quyết ách tắc về giao thông để tăng kích cầu phát triển kinh tế.
Đối với chính sách tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức PPP, đại biểu Lại Văn Hoàn đồng tình việc tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP, nhất là đối với 3 trường hợp mà cần Nhà nước phải giữ vai trò là nhà đầu tư chính: các dự án hạ tầng giao thông chiến lược; các dự án đầu tư ở vùng kinh tế - xã hội chưa phát triển, địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng; các dự án hạ tầng kết nối liên vùng được đầu tư theo hình thức PPP và được phê duyệt triển khai trước khi Luật PPP ban hành năm 2020 có hiệu lực.
Dẫn chứng Dự án PPP tuyến đường bộ ven biển Thái Bình, được phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 3/2018, với tổng mức đầu tư là 3.872 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2024.
Do dự án này được thực hiện trước khi Luật Đầu tư PPP ban hành nên chưa có các quy định pháp luật ràng buộc về tỷ lệ phần vốn Nhà nước tham gia dự án nên đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình được phê duyệt với vốn nhà đầu tư chiếm 33,3% để thực hiện xây dựng cầu vượt sông Hồng, vốn nhà nước chiếm 66,7% để thực hiện xây dựng phần đường và các cầu còn lại.
Đến nay, Dự án đã được triển khai thực hiện đạt 70% giá trị hợp đồng, với tổng giá trị thực hiện đạt 2.810 tỷ đồng nhưng do những ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan và bất khả kháng dẫn đến chi phí thực hiện tăng cao, trong đó chủ yếu tăng vào phần khối lượng do phần vốn nhà nước đảm nhận (dự kiến tăng lên 80% so với tổng mức đầu tư điều chỉnh).
Bên cạnh đó, trên địa bàn vừa xuất hiện chủ trương mới của Chính phủ, đó là việc xây dựng tuyến đường cao tốc CT08 từ Ninh Bình đến Hải Phòng và phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2027, cơ bản là tuyến đi song song với tuyến đường bộ ven biển và sẽ có tác động ảnh hưởng đến phương án tài chính, hiệu quả của Dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình khi bị chia sẻ về lưu lượng phương tiện giao thông.
“Vì vậy, nếu chỉ tăng phần vốn Nhà nước lên 70% cũng không tháo gỡ tồn tại, vướng mắc của Dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình”, đại biểu Lại Văn Hoàn đánh giá và đề nghị các vị đại biểu Quốc hội ủng hộ phương án đề xuất theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án thí điểm lên 80% tổng mức đầu tư.
Chia sẻ quan điểm nói trên, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn TP. Hà Nội) phát biểu, nếu như TP.HCM hay Hà Nội có thể đề ra yêu cầu vốn góp của Nhà nước không vượt quá 70% thì tại những dự án ở vùng xa xôi, vùng núi Tây Nguyên hay Tây Bắc cũng nên được hưởng điều kiện ưu tiên như vậy, thậm chí còn mức cao hơn. Tôi nghĩ là đối với những vùng xa xôi cần có sự cộng tác giữa Nhà nước và tư nhân thì phần vốn góp tham gia vào các dự án có thể lên tới 80%, 85%.
Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cũng cho rằng, vốn Nhà nước nên tăng lên mức tối đa là 80%, để tạo dư địa cho các địa phương đàm phán với các nhà đầu tư.
“Mỗi địa phương tùy từng hoàn cảnh có thể có những phương án riêng. Tỷ lệ tham gia góp vốn của Nhà nước cũng có thể dưới tỷ lệ tối đa cho phép”, ông Hiếu nói.
Đại biểu Phan Đức Hiếu cho biết thêm, hiện Chính phủ có tham chiếu Nghị quyết thí điểm cho TP.HCM với tỷ lệ góp vốn 70%, tuy nhiên cơ chế thí điểm không nhất thiết phải lấy đúng tỷ lệ này do bối cảnh các công trình, dự án của TP.HCM rất khác, bài toán về hiệu quả kinh tế, về các nhà đầu tư cũng khác nên có thể tham chiếu nhưng không nhất thiết áp dụng đúng tỷ lệ vốn góp 70%.
“Cơ sở quan trọng, mấu chốt nhất để xác định tỷ lệ cần dựa trên sự cân bằng, không làm mất đi tính chất hợp tác công tư và tính khả thi của dự án. Nếu cơ chế không khả thi thì sẽ không có công trình, không có dự án và không có lợi ích khác”, đại biểu Phan Đức Hiếu phân tích.
Đồng thuận với việc nới trần vốn góp của Nhà nước, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) cho rằng, do đặc thù rủi ro cao của các dự án hạ tầng giao thông và Nhà nước cần mở rộng biên độ hỗ trợ về tài chính nhằm tăng khả năng về tài chính của dự án, giúp nhà đầu tư sớm hoàn vốn, nhất là đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư triển khai giai đoạn tới nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với các vùng khó khăn.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh thống nhất phương án trình của Chính phủ tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức PPP không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án đề xuất thí điểm. Điều này sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho loại dự án này khi phương án tài chính khả thi hơn, rút ngắn thời gian hoàn vốn, tạo động lực thu hút, huy động vốn đầu tư tư nhân trong việc xây dựng các dự án đường bộ, tiết kiệm nguồn lực và bộ máy quản lý nhà nước do chi phí vận hành, bảo trì, khai thác trong vòng đời dự án do nhà đầu tư thực hiện.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần xây dựng tiêu chí cho phép các dự án đường bộ được áp dụng mức trần nhà nước trên 50% tổng vốn đầu tư.
“Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan cần thẩm định tính khả thi của dự án trước khi kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia quá trình thẩm định, bao gồm phân tích lợi ích, chi phí thật kỹ, giúp xác định được mức độ hấp dẫn dự án đối với nhà đầu tư tư nhân, kiểm soát được quá trình thực hiện của dự án, đo lường được tác động của dự án đến người dân, từ đó có thể loại trừ những rủi ro không mong muốn trong quá trình thực hiện”, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh kiến nghị.
Không nên quy định cứng trần vốn góp
Một đoạn cao tốc Bắc - Nam, đoạn Nha Trang - Cam Lâm được triển khai theo phương thức PPP. |
Trước một số ý kiến băn khoản về tỷ lệ vốn góp của Nhà nước là 70% hay 80% là phù hợp, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, không nên quy định giới hạn mức tỷ lệ phần trăm vốn nhà nước tham gia dự án. Vì nhu cầu về vốn của Nhà nước và các dự án là khác nhau.
“Nếu quy định cứng 70% và áp dụng cho 16 dự án thuộc trong danh mục kèm theo hôm nay, tôi thấy rằng chưa phù hợp. Bởi vì, mỗi địa phương và mỗi dự án có tính khác nhau, có nguồn lực khác nhau”, đại biểu Hà Sỹ Đồng phân tích.
Giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết qua ý kiến thảo luận tại tổ và tại hội trường ngày hôm nay, về cơ bản chúng tôi thấy tất cả các đại biểu đều ủng hộ với đề xuất của Chính phủ về các chính sách như trong nghị quyết, đồng thời cũng nêu rất nhiều vấn đề cần tiếp tục trong quá trình rà soát, hoàn thiện.
Đối với tỷ lệ vốn tham gia vào các dự án PPP, Bộ trưởng cho biết, đây là một vấn đề hết sức khó và nhạy cảm trong các dự án PPP. Trước đây chúng ta không quy định tỷ lệ nhưng khi chúng ta sửa đổi Luật PPP thì chúng ta đã đưa vào là 50%.
“Lúc đó việc chúng ta xây dựng tỷ lệ vốn góp Nhà nước không vượt quá 50% tổng mức đầu tư nhưng bây giờ chúng ta lại thấy nó không còn phù hợp”, Bộ trưởng cho biết.
Dẫn chứng từ việc triển khai các dự án PPP đường bộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc hay ở Tây Nguyên đều có lưu lượng xe không đủ đảm bảo phương án tài chính.
“Khi nhà đầu tư không tham gia thì các ngân hàngcho vay cũng không tham gia mà đã ngân hàng không cho vay, nhà đầu tư không tham gia thì còn tính hấp dẫn và không còn tính khả thi, đòi hỏi tỷ lệ nhà nước phải cao hơn, lý do là như vậy.
Đối với các dự án đi qua đồng bằng, qua các khu đô thị thì lại cần vốn lớn cho giải phóng mặt bằng.
"Đầu tiên chúng tôi đề nghị tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng, nhưng chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không tách mà nâng tỷ lệ vốn của Nhà nước lên. Bây giờ nâng lên bao nhiêu, rất cần tính toán kỹ, phải giữ được hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân", Bộ trưởng giải trình và cho biết nếu giữ tỷ lệ vốn góp Nhà nước thấp quá thì các nhà đầu tư hay các tổ chức tài chính không cho vay nhưng nếu chúng ta nâng cao quá thì không còn ý nghĩa của dự án PPP nữa.
Trước đó, tại Tờ trình số 588/TTr - CP về Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền Chính phủ trình bày trước Quốc hội vào ngày 25/10, tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia vào các dự án PPP đường bộ dự kiến áp dụng thí điểm được đề xuất không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Theo Tờ trình của Chính phủ, hiện nay, có một số dự án đang chuẩn bị đầu tư triển khai giai đoạn tới nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, có nhu cầu vận tải giai đoạn đầu chưa cao; có một số dự án đi qua khu vực đồng bằng có nhu cầu giải phóng mặt bằng nhiều, chiếm tỷ lệ cao trong tổng mức đầu tư dự án.
Nếu áp dụng đúng tỷ lệ theo quy định hiện hành, các dự án PPP sẽ phải kéo dài thời gian hoàn vốn, khó khăn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng.
Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi và thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước theo phương thức PPP, trong các trường hợp dự án đi qua địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và đi qua khu vực có nhu cầu giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng mức đầu tư, nâng cao tính khả thi của phương án tài chính, rút ngắn thời gian hoàn vốn … cần có sự tham gia vốn nhà nước nhiều hơn 50% tổng mức đầu tư dự án.
Chính sách 1: Nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức PPP lên không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án (quy định hiện nay là không quá 50%).
Chính sách 2: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình. (khác so với quy định tại khoản 9 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước và khoản 3 Điều 48 Luật Giao thông đường bộ).
Chính sách 3: Giao cho một địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách của địa phương này hỗ trợ vốn cho địa phương khác - Điều 6 (khác so với khoản 4 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể hóa điểm đ khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương) .
Chính sách 4: Nhà đầu tư, Nhà thầuthi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ (tương tự như khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội).
Chính sách 5: Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 căn cứ các nguồn vốn: dự kiến từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022; dự kiến vốn ngân sách nhà nước trong năm 2024-2025 khi có điều kiện hoặc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.
Tags:
相关文章
Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
World CupHoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp may mặc ...
阅读更多Camera 16 "chấm" có khả năng gọi điện
World Cup...
阅读更多Mối đe dọa 20.000 tỷ USD có thể kích hoạt cuộc suy thoái tài chính mới
World CupẢnh minh họa.Theo kênh RT (hệ thống truyền hình), thiệt hại do biến đổi khí hậu tác động vào nền kin ...
阅读更多
热门文章
- Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- TP. Hồ Chí Minh tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học
- Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào rải rác
- Google cá nhân hóa kết quả tìm kiếm trên Internet
- 90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- KBNN huy động 500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
最新文章
友情链接
- Top ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 11/2024
- Đa dạng hóa hình thức xét nghiệm, tăng hiệu quả điều trị
- Top ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 12/2024
- Giá vàng hôm nay (9/12): Thế giới dự báo kém lạc quan, trong nước giảm
- Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền gửi từ dân cư đổ mạnh vào ngân hàng cuối năm
- KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X
- So kè tăng trưởng tín dụng tại hai đầu tàu kinh tế cuối năm
- Triển khai tiêm vaccine zona thần kinh (giời leo) tại Việt Nam
- Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi
- Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc