【ngoại hạng bồ đào nha】‘Vạch mặt’ 4 nhóm hóa chất ‘chết người’ trong cà phê bẩn

时间:2025-01-25 22:18:36 来源:88Point

Mới đây,ạchmặtnhómhóachấtchếtngườitrongcàphêbẩngoại hạng bồ đào nha sáng 24/3, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã kiểm tra cơ sở rang, sản xuất cà phê nằm trên đường Trương Công Định, P.3 do ông Nguyễn Văn Hòa (48 tuổi, quê Lâm Đồng) làm chủ, phát hiện một lượng lớn đậu nành, cà phê và hóa chất dùng để chế biến cà phê bẩn.

Khi cơ quan công an kiểm tra, phát hiện nhiều bao cà phê, đậu nành nằm la liệt ở dưới sàn nhà cáu bẩn, bụi bám đen sì, các dụng cụ dùng để rang cà phê như chảo, muỗng đều đã chuyển màu và nằm dưới sàn nhà. Thùng để chứa bơ bẩn thỉu, dơ dáy, cơ sở bốc mùi khét lẹt. Một số thùng đã qua sử dụng được chất vào bên trong kho của cơ sở trên đều ghi có xuất xứ từ Trung Quốc.

Những phát hiện "chấn động" này đã khiến dân “sành” cà phê hay những ai ưa thích thứ đồ uống đen, đặc sánh làm tê tê cái lưỡi, phải rùng mình ớn lạnh.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty CP Tập đoàn Thái Hòa, chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa cho rằng: Cà phê pha trộn rất độc hại, có nhiều hóa chất gây bệnh ung thư.

Theo ông An, do đặc tính của người tiêu dùng Việt, họ ưa thích dùng cà phê có 4 đặc điểm “đặc, đắng, sánh, bọt” nên các hộ sản xuất thường pha trộn nhằm đáp ứng thị hiếu, “gu” thưởng thức của người dùng.

Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Tập đoàn Thái Hòa, chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa.

Ông chủ của Tập đoàn Thái Hòa – một đơn vị “tuyên chiến” với cà phê bẩn này đã “vạch mặt” 4 nhóm hóa chất đã và đang được sử dụng phổ biến trong cách chế tác cà phê bẩn.

Thứ nhất, để tạo bọt trong cà phê, người ta dùng hóa chất công nghiệp - chất tạo bọt Sodium Lauryl Sunlfate. Chất này có trong nước rửa chén, dầu gội đầu, rất nguy hại có khả năng gây ung thư.

Thứ hai, để tạo độ sánh, người ta thường dùng bột ngô, bột đậu nành hoặc bổ sung  CMC (chất tạo sánh). Bản thân ngô và đậu nành đều có nhiều dinh dưỡng nhưng khi rang cháy lại rất nguy hại. Thêm vào đó, họ còn cho thêm mỡ gà, mỡ bò hay bơ để tạo độ ngậy và mùi hương lạ cho cà phê nhưng khi bảo quản những chất này rất dễ bị oxy hóa sinh ra các hợp chất như Andehit và xeton rất khó chịu. 

Thứ ba,để cà phê có vị đắng, những người làm cà phê bất chính dùng hạt cau, thuốc ký ninh (dùng điều trị sốt rét) hoặc rang cháy cà phê.

Theo ông An, chất ký ninh này trong dược phẩm được dùng để chống sốt rét nhưng nếu lạm dụng quá sẽ gây bệnh cho cơ thể.

Thứ tư, để cà phê có tính đặc, ngoài bỏ thêm đường cháy, những hộ kinh doanh cà phê bẩn còn đổ thêm nhiều tinh bột như ngô, đỗ tương để khi gặp nước nóng, tinh bột có tính hồ hóa sẽ đặc lên.

Một số phụ gia độc hại được các hộ kinh doanh bất chính hòa trộn vào cà phê.

“Đậu tương, ngô rang cháy vừa rồi ngành Y tế cũng khuyến cáo có thể gây ra chất gây ung thư. Đậu tương chiết xuất ra dầu ăn, ở nhiệt độ cao 220 độ C, dầu sẽ chuyển hoá thành chất oxi hóa tranfat có thể gây ung thư.

Thậm chí, cà phê rang cháy cũng gây ung thư. Thế giới đã cấm sử dụng nhiệt quá cao trong quá trình chế biến nhưng người Việt vẫn rang cháy vì rang cháy mới khử được mùi của ngô, đậu.

Bởi nếu rang vừa độ, mùi thơm của ngô, đậu tương nổi lên sẽ mất đi mùi cà phê. Khi cà phê pha trộn rang cháy sẽ khử được mùi nhưng lại ngộ độc cho cơ thể” – ông An cho biết.

Ngoài ra, để tạo xốp, khi rang, dân Việt Nam còn bỏ thêm vỏ cà phê vào. Điều này, theo ông An, cũng nguy hiểm. “Có 1 số sản phẩm cà phê pha trộn tẩm thêm muối, đường hóa học vào. Ở một môi trường hợp lý thì những gia vị này không sao nhưng muối đưa vào cà phê, khả năng bảo quản kém đi, cà phê sẽ chóng hỏng và tạo mốc” – ông An lưu ý.

“Nhiều người không hiểu biết thì bảo rằng: Giả nhưng đã chết ai đâu nhưng đây là cái chết từ từ. Ai cũng uống ngày mấy ly thì chắc chắn một ngày sẽ tích bệnh mà bệnh nguy hiểm nhất là ung thư. Vì vậy, người dân hãy cảnh giác để phân biệt cho mình loại cà phê nguyên chất để uống, tránh ngộ độc cho cơ thể” – ông An nhấn mạnh.

Dương Phương Ngọc

Vấn nạn thực phẩm bẩn làm Phó Thủ tướng ra chợ cũng 'đau đầu'