【kết quả trận uae】Làm tốt công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

Công tác phi chính phủ nước ngoài trong 3 năm qua tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác vận động viện trợ,ốtcngtcvậnđộngviệntrợphichnhphủnướkết quả trận uae bám sát các giải pháp, linh hoạt phù hợp với nhu cầu của địa phương trong bối cảnh mới.

Cầu Trường Hiệp đưa vào sử dụng giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa được thông thương.

Mang lại nhiều kết quả

Cầu Trường Hiệp ở huyện Châu Thành A dài 36m, rộng 3,8m, được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, đảm bảo lưu thông được xe 4 bánh với tổng kinh phí thực hiện 360 triệu đồng, là một trong số nhiều dự án được Quỹ từ thiện VESAF (Hoa Kỳ) tài trợ tại Hậu Giang. Qua đó, góp phần giải quyết khó khăn về đi lại, giao thương hàng hóa cho người dân địa phương.

Chia sẻ về những dự án được triển khai tại tỉnh, bà Tiêu Jenny Kim Oanh, Điều phối viên Dự án Vesaf miền Nam, Quỹ từ thiện Vesaf (Hoa Kỳ), cho biết: “Chúng tôi được sự hỗ trợ, giúp đỡ rất lớn từ Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh, chính vì thế mà các dự án tài trợ của chúng tôi tại tỉnh được triển khai nhanh, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ tiếp cho tỉnh nhiều dự án nữa, giúp người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Ông Lê Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi luôn làm tốt các khâu của quy trình thủ tục hành chính khi tiếp nhận dự án, đảm bảo nhanh gọn, đúng quy trình và đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, các dự án phi chính phủ, khi triển khai thực hiện ở địa phương luôn có sự quan tâm phối hợp của chính quyền với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị và các sở, ngành có liên quan, từ đó các chương trình, dự án đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, góp phần tích cực vào công tác an sinh phúc lợi xã hội của tỉnh. Và nhờ sự phối hợp chặt chẽ mà chúng tôi luôn tạo được lòng tin với nhà tài trợ. Qua đó, ngày càng có nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đăng ký mở rộng địa bàn hoạt động tại tỉnh”.

Giai đoạn 2019-2022, có khoảng 33 tổ chức PCPNN hoạt động tại tỉnh. UBND tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt tiếp nhận 63 chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài. Các dự án triển khai chủ yếu vẫn tập trung ở huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Châu Thành A… Các chương trình, dự án tập trung địa bàn ưu tiên như huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy và các xã khó khăn nhất trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, tập trung vào lĩnh vực biến đổi khí hậu; bảo trợ xã hội; giáo dục, phát triển cộng đồng, viện trợ khẩn cấp…

Nhìn chung, các chương trình, dự án đều gắn mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội với mục tiêu chính trị, đối ngoại và đảm bảo an ninh chính trị. Do đó, trong giai đoạn 2019-2022, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 29 tổ chức, cá nhân PCPNN vì những đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Trong quá trình đó, Đảng bộ và chính quyền tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức PCPNN đến hoạt động tại địa bàn như đơn giản hóa các thủ tục hành chính, chia sẻ thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đảm bảo cơ chế về vốn đối ứng… Các cơ quan tham mưu và chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác quản lý, hướng dẫn hoạt động, quản lý nguồn viện trợ đúng mục đích, phát huy hiệu quả, từng bước nâng cao uy tín và niềm tin với các tổ chức phi chính phủ.

Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2022 là giai đoạn bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và triển khai các dự án PCPNN tại tỉnh. Công tác vận động, thu hút nguồn viện trợ còn hạn chế. Một số địa phương chưa chủ động trong công tác kêu gọi, vận động viện trợ theo nhu cầu thực tế. Việc tiếp nhận dự án PCPNN tại các địa phương khi chưa được thẩm định, phê duyệt vẫn còn diễn ra. Các chương trình, dự án nhìn chung quy mô vẫn còn nhỏ, lẻ so với yêu cầu đầu tư chung của tỉnh; số lượng tổ chức tài trợ chưa nhiều.

“Việc huy động nguồn lực viện trợ từ các cá nhân, tổ chức PCPNN cần sự năng động, nhạy bén và giữ được uy tín, lòng tin với các đối tác nhằm vận động được các chương trình, dự án góp phần vào các mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới về giáo dục, y tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn, môi trường và biến đổi khí hậu. Đồng thời cần cập nhật các xu thế, lĩnh vực mới trong chương trình tạo điều kiện tiếp cận nhiều hơn, đa dạng các nhà tài trợ tiềm năng dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương theo từng giai đoạn phát triển”, ông Lê Minh Tuấn cho hay.

Tiếp tục nỗ lực

Theo Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), thuộc Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, có 436 tổ chức PCPNN hoạt động thường xuyên tại Việt Nam trong năm 2022, song đã giảm so với các năm trước đó do nguồn kinh phí, tài trợ của một số tổ chức bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và tình hình thế giới biến động phức tạp.

Giá trị viện trợ giải ngân ước đạt 650 triệu USD, tập trung ở một số lĩnh vực như: y tế, giáo dục - đào tạo, tài nguyên - môi trường, hỗ trợ tư pháp, phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Trong đó, ba khu vực gồm: đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc đặc biệt nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ, các tổ chức PCPNN.

Trong báo cáo sơ kết, Ban điều phối viện trợ nhân dân đánh giá, giai đoạn 2019-2022, quan hệ giữa các tổ chức PCPNN với các cơ quan, đối tác Việt Nam tiếp tục được củng cố, hiệu quả của các chương trình, dự án tiếp tục được nâng cao; vai trò của cơ quan đầu mối triển khai chương trình là Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN được thể hiện rõ nét.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết chương trình Quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2019-2025 mới đây, Trưởng Ban điều phối viện trợ nhân dân Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng yêu cầu: Thời gian tới sẽ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác viện trợ PCPNN. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn và làm rõ các quy trình và đầu mối tiếp nhận viện trợ. Củng cố mối quan hệ với các tổ chức và mở rộng thêm các đối tác mới. Kịp thời công tác thông tin 2 chiều giữa Trung ương và địa phương về công tác viện trợ PCPNN. Giám sát nâng cao hiệu quả viện trợ của tổ chức PCPNN. Có chính sách động viên, khen thưởng các đơn vị làm tốt các nhà tài trợ có nhiều dự án thiết thực, hiệu quả trong thời gian qua.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
下一篇:Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”