Minh họa: S.H Điều đáng buồn là tình trạng ly hôn ngày nay phần lớn xảy ra ở các gia đình trẻ. Nguyên nhân thì có nhiều song chủ yếu vẫn là do yêu sớm,ốntraacutenhcấpdưỡngsẽphảbảng xếp hạng brazil serie b yêu nhanh, yêu vội nên các cậu ấm, cô chiêu chưa đủ trang bị cho mình kiến thức làm chồng, làm vợ, làm cha và làm mẹ. Lại có không ít trường hợp yêu thử, sống thử và hậu quả là những thanh niên này phải “lên chức” cha mẹ bất đắc dĩ. Và một khi họ đã sẵn sàng thử thì cũng dễ dàng chia tay. Khi đó, con của họ sẽ được “trả” về bên nội hoặc bên ngoại. Tuy nhiên, điều muốn nói trong bài viết này là vấn đề hậu ly hôn đã để lại cho không ít gia đình nỗi buồn dai dẳng, một món nợ khó đòi. Đó là trách nhiệm cấp dưỡng của những người làm cha, làm mẹ. Theo đó, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu... Tại Điều 110 trong Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, như sau: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Luật quy định là vậy, nhưng hầu hết những cặp vợ chồng trẻ sau khi ly hôn và nếu có con thì đều đưa về cho ông bà nội hoặc ngoại nuôi và cũng từ đó họ buông luôn trách nhiệm làm cha, làm mẹ đối với con của mình. Đầu năm 2014, L.V.A (1990) ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) thông báo cho ba mẹ biết là bạn gái đã có bầu. Mặc dù không đồng ý nhưng cuối cùng ba mẹ A đành “muối mặt” cưới vợ cho con. Khi đứa trẻ được vài tháng tuổi thì đỉnh điểm xung đột giữa mẹ chồng - nàng dâu xảy ra và vợ của A đã để lại đơn ly hôn cùng đứa con trai cho chồng rồi bỏ nhà đi. Sáu tháng sau, Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài có quyết định chấp nhận đơn ly hôn của A, vì lý do đơn giản là người vợ đã bỏ nhà ra đi không một lần trở lại và cũng không có trách nhiệm gì với con của mình. Đối với trường hợp có bản án của tòa án mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi người mẹ bỏ nhà ra đi như nêu trên sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Chưa hết, đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”. Cụ thể theo quy định tại Điều 152 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Tại Điều 119 trong Luật Hôn nhân và gia đình quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có quy định như sau: Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức... yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Mặc dù pháp luật quy định là vậy nhưng trong thực tế có rất nhiều người cha, người mẹ khi hôn nhân không còn tồn tại thì cũng là lúc họ rũ bỏ trách nhiệm đối với con mình. Trường hợp L.V.A nói trong bài này là một minh chứng. Vì gia đình cũng như cơ quan chức năng không biết người vợ của L.V.A làm gì và ở đâu. Cho đến nay, chưa thấy có ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn tránh trách nhiệm nuôi con, nên dường như “căn bệnh này đã bị lờn thuốc”. Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, đồng thời ngăn chặn hành vi trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng trong xã hội, đã đến lúc các chế tài đối với hành vi này cần được nghiêm khắc hơn. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức xã hội và cá nhân những người trong cuộc cần thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình mà pháp luật đã quy định. N.N |