Khó xuất khẩu sang Trung Quốc,ângcaonănglựccạnhtranhđểtăngtốcxuấtkhẩuvàoNhậtBảkết quả bóng đá u17 hôm nay rau quả chuyển sang Hoa Kỳ, Nhật Bản | |
Gạo Việt lần đầu được bày bán trên thị trường Nhật Bản | |
Việt Nam cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản |
Nông, thuỷ sản Việt còn rất nhiều cơ hội để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Ảnh: N.Thanh |
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Việt Nam tham gia đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022, mở ra khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới. Trong số các thị trường RCEP, Nhật Bản là thị trường trọng điểm có ý nghĩa quan trọng và gắn kết chặt chẽ với Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo “Cơ hội từ Hiệp định RCEP - Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản” do Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 5/7, ông Nguyễn Bình An, chuyên viên Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho biết: mục tiêu chính của Hiệp định RCEP là tập trung tạo thuận lợi về hàng hóa.
Ở góc độ sản xuất, Hiệp định này sẽ mang lại một số cơ hội cho Việt Nam. Việt Nam có thể đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào để thúc đẩy xuất khẩu.
“Việt Nam có thể tận dụng được phế liệu từ rượu, bia hay nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc, Hàn Quốc để sản xuất và xuất khẩu sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, các quy tắc về xuất xứ hàng hóa không có nhiều khác lạ, bởi doanh nghiệp Việt Nam đã rất quen thuộc với quy tắc này tại thị trường các nước ASEAN nên có thể dễ dàng tận dụng được các quy tắc khi khẩu sản phẩm sang Nhật Bản”, ông An nhấn mạnh.
Dù vậy, ông An cũng nêu rõ một số thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là, môi trường cạnh tranh xuất khẩu tại Nhật Bản khá gay gắt. Trong đó, các đối thủ cạnh tranh rất mạnh về năng lực cũng như lợi thế xuất khẩu với Việt Nam, có thể kể tới là Thái Lan, Indonesia….
“Không có cách nào khác, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực trách nhiệm xã hội với các tiêu chuẩn về lao động, tăng cường kiểm soát các công nghệ được nhập khẩu để có sản phẩm được sản xuất từ công nghệ tiên tiến nhất”, ông An nói.
Thông tin thêm về thị trường Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Bí thư thứ Nhất, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết: nhìn chung sản phẩm hải sản, nông sản, hoa quả của Việt Nam mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu Nhật Bản.
Trong khi đó, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn về nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm các sản phẩm thịt, đậu nành, sản phẩm ngũ cốc, rau quả tươi chế biến. Đặc biệt hiện nay, người Việt Nam sinh sống ở Nhật Bản tăng lên nhanh chóng nên các mặt hàng nông sản, rau quả tươi sống và chế biến nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản.
Dù vậy, bà Huệ lưu ý, các mặt hàng nông sản tươi sống xuất khẩu vào Nhật Bản hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn như giá cao, thời gian vận chuyển lâu, khó đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm cũng như những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Các doanh nghiệp Việt Nam nên xem xét sản xuất, chế biến chuyên sâu các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh để có thể gia tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản”, bà Huệ nói.
Vấn đề quan trọng nhất được Bí thư thứ Nhất, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh là: doanh nghiệp cần quan tâm về chất lượng và thương hiệu của sản phẩm ở thị trường đòi hỏi kỹ thuật, an toàn cao như Nhật Bản; cần thiết lập liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến chế biến, đảm bảo tính đồng bộ thông suốt trong các khâu để luôn giữ được chất lượng tươi ngon.
Cũng theo bà Huệ, sản phẩm nông sản tươi sống hoặc qua chế biến xuất khẩu cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu của Hải quan Nhật Bản.
Hải quan Nhật Bản quy định rất nghiêm ngặt. Nếu 1 lô hàng bị phát hiện vi phạm vệ sinh không những lô hàng đó bị yêu cầu tiêu hủy mà tần suất kiểm tra sẽ được tăng lên không chỉ với 1 doanh nghiệp đó mà đối với cả các doanh nghiệp khác cùng nhập khẩu mặt hàng tương tự.
Chỉ trong vòng 10 năm (từ 2009 – 2019), quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam đã tăng trưởng khá ấn tượng từ 16 tỷ USD lên gần 40 tỷ USD vào năm 2019 và 42,7 tỷ USD vào năm 2021. Nhật Bản một nước phát triển và đi đầu về công nghiệp cũng như các sản phẩm điện tử, đang xuất khẩu sang Việt Nam với kim ngạch rất lớn. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh vào thị trường Nhật Bản như: thủy sản, nông sản, hàng dệt may và da giày, các sản phẩm từ gỗ. |