Năm nay,ướcvụpmamớkết quả giải bóng đá hàn quốc theo dự báo của ngành chức năng thì lũ sẽ lớn, trong khi vùng mía Hậu Giang khá trũng thấp nếu các nhà máy đường không quyết liệt vào vụ thì người trồng mía sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đường tồn kho nhiều, đường lậu tràn lan nên các nhà máy đường trong tỉnh sẽ gặp khó khi vào vụ ép mới.
Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, hiện nay việc tiêu thụ đường gặp rất nhiều khó khăn, đây là tình hình chung của cả nước chứ không riêng gì các nhà máy đường trong tỉnh do phải cạnh tranh với giá đường nước ngoài. Cụ thể là lượng đường Thái Lan vào thị trường Việt Nam đang tăng mạnh với giá thấp hơn đường trong nước khoảng 1.000 đồng/kg nên người tiêu dùng chuyển sang mua đường Thái dẫn đến giá mía cũng giảm đáng kể. Mặc dù được dự báo là giá bán mía trong đợt thu hoạch tới đây sẽ không như cùng kỳ do ảnh hưởng của ngành mía đường, nhưng nông dân trên địa bàn tỉnh chưa có điều kiện chuyển đổi cây trồng khác, do đó vùng nguyên liệu mía vẫn tương đương cùng kỳ.
Nhiều lo lắng
Diện tích trồng mía năm nay của tỉnh là 10.582ha, đạt 100,8% kế hoạch, giảm 153,52ha so với cùng kỳ. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là mới có khoảng 5.700ha mía được bao tiêu, số còn lại chưa có hợp đồng với nhà máy nên người dân rất lo lắng. Ông Lê Hoàng Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cho hay: Toàn xã có khoảng 500ha mía nhưng chưa có hợp đồng tiêu thụ. Hiện nay nông dân rất lo, vì những đợt triều cường về hay các cơn bão vừa qua thì nước đã ngập mặt liếp. Trong khi dự báo năm nay nước lũ về sớm nên sẽ gặp khó trong khâu thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mía. Nhất là giá mía tới đây được dự báo sẽ thấp hơn cùng kỳ nên sẽ càng làm khó cho người trồng mía. Trong số này thì có rất nhiều diện tích nằm ngoài vùng đê bao và mía đã hơn 10 tháng tuổi có thể thu hoạch được, vì đa phần nông dân trồng giống mía chín sớm ROC 16.
Cùng lo ngại về vấn đề này, ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho hay: Phụng Hiệp có diện tích mía trồng nhiều nhất của tỉnh, hiện nay do tình hình khó khăn chung nên khả năng giá mía tới đây sẽ không cao được. Trong khi việc sản xuất của nông dân đều bằng thủ công nên giá thành khá cao. Với hàng ngàn hộ trồng mía thì trong đó số hộ nghèo còn khá cao, phải mua phân bón trả chậm nên cũng là một gánh nặng. Từ đầu tháng 9 này là mía tại địa phương bắt đầu chín và theo kế hoạch thì hết tháng 12 là thu hoạch dứt điểm 7.500ha mía, nhưng đến nay nhà máy chưa vào ép thì khả năng sẽ kết thúc vụ trễ và ảnh hưởng lũ là khá lớn.
Ông Đinh Văn Triệu, ở ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Đất mía ở đây mương rãnh nhiều, từ đó sử dụng lao động thủ công là chính. Do lao động chân tay nên cần có lực lượng nhân công lớn, nhưng trong những năm gần đây thì lực lượng này lại ít dần đã kéo theo giá thuê tăng. Cụ thể, tiền mướn nhân công thu hoạch mía trong vụ vừa qua lên đến 180.000-220.000 đồng/tấn, nếu vào thu hoạch rộ thì khả năng giá sẽ còn tăng thêm”.
Sẽ còn khó khăn
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, cho hay: Dù chưa vào vụ ép nhưng lúc này nông dân và nhà máy đều gặp khó vì giá đường chỉ còn 10.500-11.000 đồng/kg và khó tiêu thụ. Khả năng vụ mía năm nay năng suất sẽ thấp vì nông dân ít quan tâm đầu tư do giá mía thấp. Đối với 2 nhà máy đường của công ty cũng đang tiến hành tu bổ và theo dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 10 tới đây. Mặc dù giá mía thấp nhưng công ty cũng ráng “gồng mình” bao tiêu 800 đồng/kg mía 10 CCS tại cầu cảng với nông dân, để người dân bán mía ra không bị lỗ.
Còn ông Nguyễn Văn Chính, Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát cho rằng tình hình tiêu thụ khó khăn, giá đường thấp làm ảnh hưởng sản xuất dẫn đến tình trạng bi đát cho ngành mía đường. Trong khi vốn vay để tồn trữ hàng thì rất khó khăn nên dù nhà máy đã tu bổ xong cũng phải cân đối lại vốn mới vào vụ ép. Vì khi vào vụ, vốn ít không tiêu thụ được đường sản xuất ra sẽ mất cân đối về tài chính. Việc nhà máy chưa ký hợp đồng với nông dân trồng mía cũng là vì lý do tài chính và tình hình tiêu thụ khó khăn. Nếu ký hợp đồng rồi mà bán đường không được, nhà máy phải dừng sản xuất thì các hợp đồng với nông dân sẽ không thực hiện được. Vì khi đường tồn, tiêu thụ chậm sẽ dẫn đến khó thanh toán tiền mía cho nông dân. Giá bán đường thấp chính là do đường lậu tràn lan làm ảnh hưởng đường sản xuất ra trong nước. Trong khi ĐBSCL không thể đưa cơ giới vào sản xuất nên Nhà nước cần có những chính sách để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt là kiểm soát chặt thị trường đường lậu, không để thả nổi như hiện nay.
Trong khi theo ông Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng thì vụ ép vừa qua công ty sản xuất ra 45.000 tấn đường nhưng hiện nay còn tồn kho 10.000 tấn và khâu tiêu thụ cũng rất khó khăn. Hiện tại, công ty cố gắng giải quyết hết lượng đường tồn kho trước khi vào vụ ép mới. Vùng nguyên liệu của Sóc Trăng khoảng 8.000ha, nhưng thường vào vụ trễ nên hàng năm công ty đều mua mía ở Hậu Giang từ 60.000-80.000 tấn, từ đó cũng giải quyết được một phần mía chạy lũ ở Phụng Hiệp. Trước tình hình này thì ngành mía đường chưa thể thoát khỏi khó khăn, nhất là tài chính, tồn kho và tiêu thụ.
Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, khó khăn hiện nay đối với ngành mía đường là tình hình tiêu thụ, giá bán đường thấp, nông dân không yên tâm sản xuất. Ngoài ra, thời tiết, biến đổi khí hậu cũng ngày càng phức tạp và khó lường. Theo dự báo, tình hình nước lũ năm nay cao hơn nên sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía. Đường nhập lậu, sản lượng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều nên khả năng ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ mía nguyên liệu của niên vụ này. Ngoài ra, chính sách thu mua mía của doanh nghiệp chưa thống nhất nhau, việc ký hợp đồng tiêu thụ mía kéo dài gần thời vụ thu hoạch dẫn đến nông dân chưa thật sự yên tâm. Sản xuất mía chủ yếu là thủ công, chưa được cơ giới hóa, giá vật tư phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng nên giá thành sản xuất mía khá cao, khả năng cạnh tranh thấp. Vào thời điểm thu hoạch rộ, nước lũ về dẫn đến thiếu nhân công thu hoạch sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chữ đường. Đặc biệt là chưa phát huy liên kết hoạt động hợp tác trong tổ chức sản xuất để hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho rằng: Trước tình hình khó khăn chung của ngành mía đường hiện nay, tỉnh Hậu Giang đang kêu gọi các công ty mía đường tiếp tục hợp đồng bao tiêu và cố gắng thu mua hết lượng mía trong dân. Bên cạnh đó, các địa phương phối hợp chặt chẽ với các công ty tổ chức sắp xếp thu mua và vận động nông dân thu hoạch nhanh, gọn nhằm hạn chế thiệt hại do lũ và các yếu tố làm ảnh hưởng đến chữ đường của cây mía. Hiện tại, giá thành mía tương đối cao, với khoảng 700 đồng/kg nên các địa phương cần thành lập các tổ, đội thu hoạch mía để giảm giá thành, giúp nông dân có lãi, doanh nghiệp cũng thuận lợi.
Ông Phạm Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho rằng: Khó nhất trong tiêu thụ đường hiện nay là do tình hình buôn lậu đường diễn biến rất phức tạp, đặc biệt nhiều tỉnh không có nhà máy vẫn cấp phép cho sang chiết đường. Vùng ĐBSCL trước đây có 10 nhà máy đường nhưng về lâu dài thì khả năng chỉ có 5 nhà máy trụ được. Địa phương, Hiệp hội cũng rất quan tâm giúp nông dân chuyển đổi sản xuất kết hợp với các giải pháp kỹ thuật, nuôi trồng thêm trên diện tích mía để hạ giá thành sản phẩm. Các nhà máy đường cũng đã cải tạo để nâng công suất, đổi mới công nghệ, khai thác thêm các sản phẩm phụ để bù lại việc giá bán đường thấp, hạn chế thua lỗ. Điều đáng mừng là năng suất mía ở ĐBSCL đạt 95 tấn/ha, riêng Hậu Giang tới 110 tấn/ha, được xem là cao nhất cả nước và bình quân chữ đường đạt 10 CCS nên cũng có tiềm năng lớn và cũng là điều kiện để nông dân gắn bó với cây mía. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung, nếu một số nhà máy không vào vụ thì tình trạng mía bị ứ đọng sẽ khó tránh khỏi, vì vậy nông dân cần sắp xếp lịch thu hoạch phù hợp để không làm tăng giá nhân công, giảm lợi nhuận…
Bài, ảnh: HOÀI THU