时间:2025-01-25 06:18:03 来源:网络整理 编辑:Cúp C2
Trong cuộc sống hiện đại, khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc k lịch thi đấu của nhật bản
Trong cuộc sống hiện đại,ếpsứcđểtiếngđnbầlịch thi đấu của nhật bản khi âm nhạc điện tử đang phát triển mạnh mẽ thì việc kế thừa và phát triển âm nhạc dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật đàn bầu Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức.
Du khách nước ngoài thích thú chơi thử đàn bầu. Ảnh: AN DUNG
Tại hội thảo khoa học “Nghệ thuật đàn bầu Việt Nam - Truyền thống, kế thừa và phát triển” do Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức mới đây, đã có nhiều ý kiến xung quanh việc làm cách nào đưa cây đàn bầu hội nhập quốc tế.
Nhạc cụ mang hồn cốt dân tộc
Trong tiến trình văn hóa Việt Nam nói chung, nền âm nhạc Việt Nam nói riêng, đàn bầu giữ một vị trí bền vững không thể phủ nhận. Từ trong các sinh hoạt âm nhạc dân gian, lễ nghi phong tục, các loại hình sân khấu truyền thống, âm nhạc cung đình cho tới các sáng tác mới cho nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ phương Tây mấy chục năm gần đây đều có sự tham gia trình diễn của đàn bầu. “Trong tâm thức người Việt, đàn bầu chính là tâm hồn của dân tộc, nó tấu lên buồn vui, sướng, khổ trong mỗi con người chúng ta”, NSND Thanh Tâm nhận định.
Sức sống của đàn bầu đã lan tỏa, vượt ra khỏi biên giới. Nhiều nhạc sĩ quốc tế đã quan tâm tìm hiểu và viết cho cây đàn bầu. Như tại Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu, nhạc sĩ Robert Casteels (Singapore) với tác phẩm Cụ Rùa; Natalya Vagner (Australia) với The ride to the crescent moon cho Fl, Ob, Vn, đàn Bầu; Mark Armanini (Canada) với Dance of Many Colour cho Chamber Orchestra và 2 đàn bầu…
Theo NSƯT Hồ Hoài Anh, trong một số chương trình biểu diễn với những phong cách mới (dù còn ít ỏi), sự góp mặt của đàn bầu đã đem lại hiệu ứng tốt, màu âm lạ cho tác phẩm, cho cả chương trình biểu diễn. Đã có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng của trường phái nhạc Jazz từ Đan Mạch, Mỹ tìm đến Việt Nam để cùng xây dựng chương trình biểu diễn với cây đàn bầu. Ở châu Á, một số dàn nhạc, công ty biểu diễn âm nhạc của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng bước đầu liên kết biểu diễn với các nghệ sĩ đàn bầu Việt Nam. Từ đó một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt của cây đàn bầu, khẳng định loại nhạc cụ thuần Việt này có thể hòa cùng các nhạc cụ khác với nhiều thể loại, phong cách âm nhạc khác nhau một cách hiệu quả.
Cải tiến đàn bầu
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhìn nhận, so với thời kỳ trước, hiện nay các nhạc sĩ ít viết cho cây đàn bầu. Ngoại trừ một số nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vẫn tiếp tục say mê truyền bá và biểu diễn đàn bầu như: NSND Thanh Tâm, NSND Hoàng Anh Tú, NSƯT Bùi Lệ Chi, ở nước ngoài có nghệ sĩ Hoàng Bích và Khắc Chi…
Cùng trăn trở này, NSƯT Hồ Hoài Anh đề xuất mời những kỹ sư âm thanh giỏi cùng với các nghệ nhân làm đàn, các nghệ sĩ am hiểu về đàn bầu nghiên cứu về các nguyên lý của âm thanh, cách phát âm đặc biệt của đàn bầu để từ đó tìm ra một cây đàn giữ được âm sắc của đàn bầu truyền thống với âm lượng đảm bảo phục vụ cho đông đảo quần chúng yêu nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Cơ quan quản lý cũng nên có biện pháp khuyến khích người sáng tác các tác phẩm dành cho đàn bầu. Nhất là những tác phẩm ngẫu hứng và ngẫu hứng trên cơ sở hòa thanh nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, cũng như tìm thêm được những kỹ thuật mới bổ sung cho khả năng diễn tấu của cây đàn thông qua các tác phẩm.
NSND Thanh Tâm cũng đồng tình: “Số phận của cây đàn thuần Việt trong cuộc chuyển hóa là tất yếu, bởi cải tiến đàn bầu là cần thiết giúp cây đàn ngày một hoàn mỹ hơn. Cần tìm đến một hướng cải tiến không làm mất đi sự giản dị, độc đáo của cây đàn một dây và cách gảy bồi âm kết hợp với co giãn cần đàn tạo nên âm sắc đặc biệt của đàn bầu”.
Dưới góc nhìn đặc thù, NSƯT Bùi Lệ Chi, Trưởng bộ môn Đàn bầu, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cho rằng, để cây đàn bầu tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình với tư cách là một đại diện tiêu biểu của con người và văn hóa Việt Nam, thì công tác đào tạo phải là nền tảng. NSƯT Bùi Lệ Chi cũng đề xuất mở lại hệ sơ cấp, vì đào tạo tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật nhất thiết phải được bắt đầu khi tuổi còn nhỏ, chứ không thể bắt đầu ở lứa tuổi đã lớn như hiện nay.
“Các nhạc sĩ Nhật Bản đặc biệt yêu thích cây đàn bầu, tiêu biểu là cố Giáo sư - nhạc sĩ Isao Matsushita đã hợp tác với nhạc sĩ Nguyễn Xinh từ những năm 80 của thế kỷ 20 để đưa đàn bầu sang Nhật Bản và ông đã nhiều lần mời các nghệ sĩ Việt Nam sang Nhật biểu diễn. Chính ông đã chỉ huy Đối thoại do NSƯT Bùi Lệ Chi biểu diễn với dàn nhạc Buyco Symphony Orchestra tại Tokyo và Hà Nội”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, cho biết. |
Theo MAI AN – SGGP Online
Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng2025-01-25 06:01
Doanh nghiệp ủng hộ Quỹ vắc2025-01-25 05:48
Các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục mưa rét, độ ẩm trong không khí rất cao2025-01-25 05:33
Công tác báo chí tuyên truyền của ngành Tài chính ngày càng chuyên nghiệp và cởi mở2025-01-25 05:26
37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/20162025-01-25 05:18
Phát hiện hai vợ chồng tử vong trong tư thế treo cổ ở Hòa Bình2025-01-25 04:57
Thái Lan đón gần 4 triệu lượt khách nước ngoài trong tháng đầu năm 20242025-01-25 04:46
Xuất khẩu tuần 20/112025-01-25 04:42
Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang2025-01-25 03:44
Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo2025-01-25 03:41
PM offers incense in tribute to late government leaders2025-01-25 06:10
Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận gần 400 hiện vật lịch sử báo chí2025-01-25 06:07
Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông tại ACDFM2025-01-25 06:05
Đề cao vai trò chủ trì đưa chính sách vào cuộc sống2025-01-25 05:35
LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android2025-01-25 05:18
Ngày hội nhân ái2025-01-25 05:11
Tăng 17%, giá xuất khẩu cà phê đạt mốc cao nhất trong 30 năm qua2025-01-25 04:37
Lạm phát thấp do tổng cầu yếu không hẳn là điều mừng2025-01-25 04:32
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’2025-01-25 04:15
Giữa mênh mông Trường Sa, nghe Thượng tọa cất lời ca ‘Tổ quốc gọi tên mình’2025-01-25 04:11