【kq bong da nga】Rà soát gỡ những bất cập trong kiểm tra chuyên ngành
Tháo gỡ chồng chéo trong kiểm tra hơn 1.500 mặt hàng
Trên cơ sở phối hợp rà soát với các bộ, ngành, Bộ Tài chính có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hàng hóa còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành.
Hiện có 25 nhóm sản phẩm, hàng hóa (tương đương với 1.012 dòng hàng tính theo mã số HS ở cấp độ 8 chữ số, và tương ứng với 1.501 mặt hàng được chi tiết theo tên hàng cụ thể) còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, hình thức trong quản lý/kiểm tra chuyên ngành. Bộ Tài chính đã đề xuất giải pháp để tháo gỡ tình trạng trên.
Về rà soát các địa điểm kiểm chuyên ngành tập trung, từ năm 2015 - 2016, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp với các một số đơn vị kiểm tra chuyên ngành thành lập 10 địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung đặt tại một số cảng biển/cảng hàng không quốc tế, nơi có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, có nhiều hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành. Bước đầu đã hỗ trợ doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, từ giữa năm 2017 các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung không còn phát huy được hiệu quả như lúc mới thành lập, cá biệt có địa điểm không phát sinh tờ khai đăng ký làm thủ tục tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung, một số địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung đã tạm ngưng hoạt động.
Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung. Cụ thể, trong thời gian tới không thành lập thêm địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung, việc sắp xếp các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung đã được thành lập sẽ đưa vào nội dung Đề án “Đổi mới mô hình mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
Sẽ cắt giảm danh mục, thủ tục phải kiểm tra
Các bộ, ngành đã tích cực thực hiện điện tử hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đồng thời tham gia Cơ chế một cửa quốc gia. Tính đến ngày 31/01/2020, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối; 188 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trên 2,8 triệu bộ hồ sơ và trên 35 nghìn doanh nghiệp tham gia.
Nhằm đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành, hiện Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng Đề án “Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam” với mục tiêu cải cách thực chất công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Việc thực hiện đề án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện, song vẫn đảm bảo kiểm soát chất lượng hàng hóa theo yêu cầu quản lý nhà nước; giảm chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp và xã hội.
Khi triển khai đề án, sẽ cắt giảm thủ tục hành chính; cắt giảm danh mục phải kiểm tra chất lượng (chỉ những hàng hóa thực sự có nguy cơ rủi ro cao cho con người, an toàn an ninh quốc gia mới được đưa vào Danh mục kiểm tra). Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro (chỉ kiểm tra xác suất, kiểm theo tỷ lệ thay vì việc kiểm tra theo từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu như hiện); áp dụng thừa nhận công nhận lẫn nhau; áp dụng truy xuất nguồn gốc để giảm tỷ lệ kiểm tra tại cửa khẩu, đảm bảo kiểm soát chất lượng hàng hóa ngay từ khi sản xuất tại nguồn…
Bên cạnh đó, trong thời gian tới không thành lập thêm địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung, việc sắp xếp các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung đã được thành lập sẽ đưa vào nội dung Đề án “Đổi mới mô hình mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
Để xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành, hiện nay, một số bộ đã ủy quyền hoặc chỉ định nhiều cơ quan, tổ chức hực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Ví dụ, Cục Bảo vệ thực vật đã ủy quyền cho 8 đơn vị thực hiện kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu. Bộ Công thương đã chỉ định 13 cơ quan/tổ chức. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ định 20 đơn vị. Bộ Y tế đã chỉ định 12 cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của các bộ.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn vướng mắc, bất cập, gây kéo dài thời gian, tăng chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Qua đó, kiến nghị các đơn vị chuyên môn thuộc các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành.
Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại, lãnh đạo Chính phủ đã đề nghị các bộ, ngành sớm đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi các quy định có liên quan để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp./.
Minh Anh
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/403f799339.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。