【kèo liver vs mu】Hiệu quả chương trình giảm nghèo chưa đạt như mong muốn

  发布时间:2025-01-25 20:44:53   作者:玩站小弟   我要评论
Những thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Chia sẻ báo cáo khảo sát việc triển khai và tiếp cận kèo liver vs mu。

Những thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Chia sẻ báo cáo khảo sát việc triển khai và tiếp cận Chương trình 30A” do Tổ chức Oxfam tổ chức ngày 20/6,ệuquảchươngtrìnhgiảmnghèochưađạtnhưmongmuốkèo liver vs mu tại Hà Nội.

chuong trinh 30A
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Diệu Thiện

Bà Nguyễn Lê Hoa, Quyền Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết, Báo cáo khảo sát việc triển khai và tiếp cận Chương trình 30A là một nghiên cứu độc lập mới đây do Tổ chức Oxfam phối hợp thực hiện, cùng với các cơ quan chính quyền địa phương tại 3 huyện điển hình là Si Ma Cai (Lào Cai), Tương Dương (Nghệ An) và Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nghiên cứu này được thực hiện trong năm 2012 - 2013, dựa trên số liệu thu thập thông qua khảo sát ngẫu nhiên với 1.440 hộ gia đình và các cán bộ huyện, xã tại 3 huyện nói trên.

Theo báo cáo, các kết quả chính được đưa ra, mặc dù Chương trình đặt ra mục tiêu giảm lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội (đến năm 2015), tuy nhiên trên thực tế cơ cấu lao động việc làm trong nông nghiệp tại các huyện khảo sát không thay đổi nhiều. Ví dụ tại Tương Dương và Ba Tơ, số liệu điều tra trước khi thực hiện Chương trình (năm 2009) cho thấy 80% đồng bào dân tộc thiểu số có sinh kế dựa vào nông nghiệp, số liệu này không thay đổi sau 5 năm thực hiện Chương trình.

Đối với mục tiêu của Chương trình hỗ trợ sinh kế thông qua 5 nội dung lớn là bảo vệ rừng, xúc tiến xuất khẩu lao động, tập huấn, trợ cấp gạo và hỗ trợ vay ưu đãi cũng gặp nhiều thách thức.

Chẳng hạn như với chương trình bảo vệ rừng, theo tính toán, ước chừng chỉ có 2 xã Lưu Kiền và Tam Quang (thuộc Tương Dương) có khoảng 3-4% hộ gia đình đăng ký tham gia chương trình này, tại các xã khác tỷ lệ chỉ là 0-1%...

Với chương trình xuất khẩu lao động, Chương trình 30A đặt mục tiêu đưa 7.500 – 8.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tương đương 10 lao động/ xã. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy trong 3 huyện chỉ có Tương Dương có khả năng đạt mục tiêu này. Tại huyện Si Ma Cai ước tính chỉ có 0-3 người/xã, hay như Ba Tơ có xã Ba Dinh không có người nào đi xuất khẩu lao động.

Đối với chương trình cho vay ưu đãi không lãi suất, số hộ hưởng lợi từ chương trình này rất thấp, ước tính chỉ có 2% số hộ gia đình tại 2 huyện Tương Dương và Ba Tơ được tiếp cận vào chương trình trên,...

Cũng theo kết quả nghiên cứu, giống như các chương trình giảm nghèo khác, 75-80% ngân sách chương trình 30A được tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên tại một số địa phương, ưu tiên đầu tư của Chương trình chưa đáp ứng đúng nguyện vọng của người dân. Ví dụ hiện nay đối với người dân nước sạch là ưu tiên hàng đầu thì vẫn chưa được đáp ứng và ngân sách chi cho hạng mục này (tại huyện Si Ma Cai trong giai đoạn 2009 – 2011 và kế hoạch 2014) đều ở mức thấp nhất.

Bà Nguyễn Lê Hoa chia sẻ, thông qua nghiên cứu này Oxfam mong muốn đóng góp một tiếng nói độc lập, giúp cho việc thực hiện các chương trình giảm nghèo hiệu quả hơn, đảm bảo đúng mục tiêu là cải thiện một cách bền vững đời sống của người nghèo. “Nghiên cứu của Oxfam khuyến nghị các chương trình giảm nghèo cần cân nhắc lại các mục tiêu ưu tiên và đảm bảo phân bổ hợp lý các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực theo đúng nhu cầu của người dân”, bà Nguyễn Lê Hoa nhấn mạnh.

Thiện Trần

相关文章

最新评论