【hồng lĩnh hà tĩnh – bình định】“Chìa khóa” xanh sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững
时间:2025-01-11 04:21:33 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam-EU năm 2023: “Phát triển Bền vững - Đích đến trong Hành trình Kiến tạo chuỗi Giá trị Tương lai” do Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tổ chức ngày 27/11.
Cơ hội tiến sâu vào chuỗi cung ứng
Ông Tạ Hoàng Linh,ìakhóaxanhsẽgiúpViệtNampháttriểnbềnvữhồng lĩnh hà tĩnh – bình định Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất, cung ứng của khu vực và toàn cầu với lợi thế cạnh tranh lớn từ vị trí kinh tế thuận lợi cũng như hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tham gia.
Sau đại dịch và các bất ổn địa chính trị đang đẩy nhanh quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng, nhiều đối tác lớn trên thế giới, trong đó có EU đang chủ trương đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung. Việt Nam đang được xem như điểm đến chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Việt Nam đã vượt Singapore trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU.
EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã vượt Singapore trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng vị trí thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và EU năm 2022 đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021, trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 46,82 tỷ USD, tăng 16,7%, với 10 thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Bước sang năm 2023, nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất vẫn duy trì ở mức cao khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa tại EU sụt giảm tác động đáng kể đến trao đổi thương mại giữa Việt Nam với khu vực thị trường này. Riêng quý III/2023, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU đạt 15,12 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, sự suy giảm này được nhận định là tạm thời và đang có dấu hiệu cải thiện khi đà giảm đã chậm lại đáng kể (so với mức giảm 10% của quý 1 và 9,7% của quý 2/2023). Bên cạnh đó, kinh tế EU đang dần phục hồi với mức lạm phát tiếp tục được điều chỉnh sẽ là yếu tố hỗ trợ tiêu dùng hàng hóa tại khu vực thời gian tới; nhập khẩu cũng sẽ dần cải thiện khi tồn kho giảm và nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng cao.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã phát huy tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên.
Kể từ sau EVFTA đi vào hiệu lực đã có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu thị trường, hàng hóa Việt Nam dần mở rộng sang các thị trường nhỏ hơn, thị trường ngách tại Đông Âu, Bắc Âu, Nam Âu với tốc độ tăng trưởng ấn tượng; đồng thời, cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU cũng ngày càng đa dạng; không chỉ tập trung vào các mặt hàng chủ lực như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử; máy móc, thiết bị phụ tùng; giày dép; dệt may mà còn đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Ông Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham Việt Nam nhận định, chuỗi cung ứng toàn cầu đã trải qua sự chuyển đổi lớn trong những năm gần đây, do tác động của sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Khi lỗ hổng của chuỗi cung ứng một nguồn ngày càng trở nên rõ ràng, nhu cầu đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hoá thị trường cũng tăng lên. Tính bền vững cũng trở thành một ưu tiên khác trong chuỗi cung ứng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong khoa học công nghệ như: AI, blockchain và internet vạn vật.
Theo ông Gabor Fluit, nhờ vị trí chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam trở thành cửa ngõ tự nhiên cho các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách mở rộng thị trường đầu tư, kinh doanh tại châu Á. Việt Nam càng trở nên hấp dẫn hơn khi có lợi thế lực lượng lao động trẻ, lành nghề, chi phí cạnh tranh.
Cuộc khảo sát Chỉ số Niềm tin Kinh doanh gần đây nhất của EuroCham cho thấy có 31% thành viên EuroCham xác định Việt Nam là một trong ba điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu của họ, trong khi hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết có kế hoạch tăng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam từ cuối năm 2023. Sự bùng nổ đầu tư này, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao cho thấy hiệu quả của các FTA mà Việt Nam tham gia đang biến nơi đây thành điểm đến chiến lược cho các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.
Xanh hóa sản xuất là nhu cầu tất yếu
Ông Gabor Fluit nhận định, trong xu hướng xanh hóa sản xuất, hướng đến mục tiêu cân bằng phát thải của EU, cam kết của Việt Nam về các tiêu chuẩn bền vững mạnh mẽ sẽ là động lực chính thu hút FDI, đặc biệt là từ châu Âu.
Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn xanh toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hóa và sản phẩm thân thiện với môi trường, Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu đáng tin cậy hơn cũng như khuyến khích dòng vốn mới của châu Âu đổ vào các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.
Các chuyên gia khẳng định, “xanh hóa” trong sản xuất là nhu cầu tất yếu để Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Để khai thác hiệu quả thương mại và đầu tư với EU, việc tuân thủ quy định của EU như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), chỉ thị thẩm định về tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD) chính là chìa khóa. Việc Việt Nam áp dụng chính sách định giá carbon phù hợp với CBAM sẽ giúp cho xuất khẩu của nước này có tính cạnh tranh. Hơn nữa, việc tuân thủ các chỉ thị của CSDDD thể hiện cam kết của Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh bền vững, minh bạch. Với việc tuân thủ, Việt Nam sẽ bảo vệ các mối quan hệ thương mại hiện có với EU và mở ra cơ hội cho các mối quan hệ mới.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và Phát triển, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, Vinamilk đã thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn từ rất lâu bởi đó là nhu cầu cấp thiết. Chỉ một thời gian ngắn nữa, không chỉ châu Âu mà hầu hết thị trường thế giới đều yêu cầu các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn xanh, bền vững; nếu doanh nghiệp không đáp ứng thì không thể cạnh tranh được.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình chuyển đổi sản xuất xanh của hầu hết doanh nghiệp chính là vấn đề đầu tư bao gồm cả đầu tư về vốn cho công nghệ và đầu tư đào tạo con người. Để thực hiện được việc chuyển đổi, cần quyết tâm rất lớn từ người lãnh đạo doanh nghiệp và sự thống nhất về nhận thức trong đội ngũ nhân viên.
“Chi phí đầu tư ban đầu cho việc chuyển đổi có thể là rào cản, là thách thức nhưng bù lại chi phí vận hành sau chuyển đổi sẽ thấp hơn, hình ảnh thương hiệu được đánh giá cao hơn, mức độ tin cậy đối với người tiêu dùng tăng lên giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nhiều thị trường hơn. Có thể nói, lợi ích thu về khi doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, bền vững theo yêu cầu của thị trường sẽ lớn hơn chi phí đầu tư chuyển đổi", ông Nguyễn Quốc Khánh chia sẻ thêm.
Ông Duy Anh, đại diện Công ty Nhựa Duy tân cũng cho biết: Việc đầu tư theo tiêu chuẩn bền vững được công ty triển khai từ năm 2019 bằng việc xây dựng nhà máy nhựa tái chế. Đầu ra sản phẩm ban đầu rất khó khăn vì những sản phẩm gắn liền với xanh hóa, phát triển bền vững đều có giá thành cao. Tuy nhiên, “cuộc chơi” bắt đầu thay đổi khi các Nghị định, tiêu chuẩn về phát triển bền vững, tuần hoàn của EU hình thành. Ngay sau đó, nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã liên kết cùng Duy Tân đề phát triển sản phẩm bao bì tái chế theo tiêu chuẩn này.
Ông Duy Anh cũng cho rằng, việc đáp ứng yêu cầu về tính bền vững, tính “trách nhiệm” của EU sẽ tạo ra các cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp, giúp khai thác hiệu quả hơn lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu, qua đó nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm của Việt Nam. Đây cũng là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là con đường bắt buộc để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị mới. Theo đó, các giải pháp xanh hóa sản xuất, thực hiện các trách nhiệm môi trường, xã hội cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa.
Ngọc Anh
上一篇: Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
下一篇: Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
猜你喜欢
- 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- Thiếu hụt chip, nhiều mặt hàng khan hiếm dịp Giáng sinh
- Sớm hoàn thiện văn bản hướng dẫn, đưa Luật Quản lý thuế sửa đổi vào cuộc sống
- Thanh tra, kiểm tra 150 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết
- ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- Những thay đổi liên quan đến BHXH có hiệu lực từ 2022
- Cục Thuế Hà Nội hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa
- Thúc đẩy hợp tác song phương Hải quan Việt Nam và Liên bang Nga
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan