Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số,Đẩymạnhkếtnốihiệnđạihóaquảnlýthuếthông tin bóng đá cung cấp nhiều tiện ích cho người dân, phòng chống tiêu cực, gian lận thương mại và thất thoát thuế, ngành thuế Bình Dương đã và đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử nhằm hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Người nộp thuế làm thủ tục hành chính tại Chi cục Thuế TP.Thuận An
Bảo đảm đồng bộ dữ liệu về thuế
Triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế có thể kể đến, như: Đồng bộ dữ liệu về thuế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; làm sạch, thống nhất sử dụng mã số định danh công dân là mã số thuế; nghiên cứu giải pháp hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền nhằm chống thất thu thuế, thất thu ngân sách. Đồng thời, ngành thuế phối hợp với ngành công an triển khai việc kê khai, đăng ký, nộp thuế trên ứng dụng định danh điện tử (VNeID) và sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập, xác thực thông tin người nộp thuế (NNT) trên các nền tảng mạng xã hội của ngành thuế, hải quan.
Ông Phạm Việt Anh, Chi Cục trưởng Chi cục Thuế TP.Thuận An, cho biết đến nay chi cục đã hoàn thành 99,9% việc rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân theo Đề án 06. Bên cạnh đó, chi cục đã kết nối thông tin với các cơ quan hải quan, kho bạc, ngân hàng… trao đổi dữ liệu phục vụ việc quản lý thuế. Chi cục đã triển khai áp dụng công nghệ trên cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để phân tích rủi ro về thuế và HĐĐT góp phần phát hiện nhanh các trường hợp gian lận về thuế và các hành vi trốn thuế. Song song đó, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT cũng được chi cục chú trọng thực hiện. Nhờ đó, việc đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế đạt tỷ lệ gần 100%.
Tại Bình Dương hiện có 19.883 lượt tải và cài đặt, đăng ký sử dụng dịch vụ ETAX mobile, từ đầu năm đến nay có 17.490 giao dịch thuế qua app này với tổng số tiền đã nộp thành công trên 28,8 tỷ đồng; có 930 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai, đăng ký sử dụng HĐĐT của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền; có 10.965 giao dịch nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy trên cả nước qua hình thức IBanking và Mobile Banking; có 295 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành HĐĐT…
Nhiều tiện ích cho người nộp thuế
Việc kết nối liên thông, đồng bộ giữa cơ sở dữ liệu về thuế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã mang lại nhiều tiện ích cho cá nhân và doanh nghiệp; hệ thống đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế. Hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện khai nộp thuế bằng phương thức điện tử mà không phải đến trực tiếp cơ quan thuế. Điều này giúp tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội và giúp ngành thuế giảm áp lực phải thu nhận hồ sơ giấy, giảm thiểu công việc nhận và nhập thủ công các hồ sơ thuế. Anh Đàm Công Trà, đại diện Công ty TNHH DS VINA (huyện Bắc Tân Uyên), cho biết việc hiện đại hóa, chuyển đổi số của ngành thuế Bình Dương đã giúp doanh nghiệp giảm thủ tục hành chính, thực hiện thao tác nhanh gọn, nâng cao hiệu quả công việc; việc khai báo nộp thuế kịp thời, thuận tiện...
Theo ông Phạm Việt Anh, hiện nay, trong quá trình triển khai thuế điện tử vẫn còn một số đối tượng hộ kinh doanh, hộ nộp thuế phi nông nghiệp chưa mạnh dạn sử dụng các thiết bị tiên tiến và có tâm lý e ngại, sợ thao tác sai dẫn đến nộp thuế nhầm. Ngành thuế TP.Thuận An đang đẩy mạnh tuyên truyền đến các khu nhà trọ, tại các buổi họp khu phố; tích cực hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng, đặc biệt là những tiện ích trong việc tra cứu, nộp thuế giúp người dân chủ động, dễ dàng nộp thuế hơn.
Ông Nguyễn Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Thuế Bình Dương, cho biết ngành thuế đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, mở rộng việc khai thuế, báo thuế điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và xử lý hoàn toàn trên môi trường điện tử; bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin thông suốt 24/7 để hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế đến hoàn thuế điện tử mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế. Ngành thuế tiếp tục rà soát, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân; kết nối trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan thu thập, khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế; hỗ trợ NNT theo nhu cầu. Cùng với đó, ngành thuế tiếp tục phân tích rủi ro về HĐĐT trên nền tảng cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo phục vụ công tác quản lý thuế. Quá trình triển khai mở rộng dịch vụ thuế điện tử, ngành thuế lấy người dân làm trung tâm phục vụ, hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ về thuế nhanh chóng, thuận lợi; tiếp tục xây dựng ngành thuế theo hướng minh bạch, hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.