当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【tỉ số các trận đấu hôm qua】Tiến độ giải ngân vốn tốt chỉ khi lập kế hoạch sát 正文

【tỉ số các trận đấu hôm qua】Tiến độ giải ngân vốn tốt chỉ khi lập kế hoạch sát

2025-01-10 16:57:58 来源:88Point 作者:World Cup 点击:258次

tien do giai ngan von tot chi khi lap ke hoach sat

Ngay từ những tháng đầu năm 2018,ếnđộgiảingânvốntốtchỉkhilậpkếhoạchsátỉ số các trận đấu hôm qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt về việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: H.Vân.

Có nguyên nhân do “đội vốn”

Các bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 10% trong 6 tháng 2018:

Văn phòng Chính phủ (1,63%); Bộ Ngoại giao (4,2%); Bộ Xây dựng (7,58%); Bộ Y tế (5,73%); Ngân hàng Nhà nước (5,82%); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5,78%); Uỷ ban Dân tộc (5,53%); Đài Truyền hình Việt Nam (7,23%); Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (6,34%); Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (0,97%); Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc (7,95%); Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (6,85%); Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (0%); Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (7,54%); Tổng công ty Thuốc lá (0%).

Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy, đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc phân bổ kế hoạch vốn năm 2018. Ước thanh toán 6 tháng đầu năm 2018 là 130.013,784 tỷ đồng, đạt 32,53% kế hoạch vốn Quốc hội giao (cùng kỳ năm 2017 đạt 25,59%) và đạt 33,85% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2017 là 29,6%). Riêng vốn trong nước giải ngân 119.527 tỷ đồng, đạt 35,2% kế hoạch vốn Quốc hội giao (cao hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2017 với tỷ lệ giải ngân là 25,3%). Có 8 bộ, ngành trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 50% kế hoạch. Đặc biệt, có một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao trên 60% kế hoạch là: Ngân hàng Chính sách Xã hội (79,55%), tỉnh Quảng Ninh (82,79%), tỉnh Hải Dương (69,77%), tỉnh Nam Định (68,96%).

Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư 6 tháng đầu năm 2018 có cao hơn so với cùng kỳ năm 2017, song nhìn chung vẫn còn thấp. Theo số liệu báo cáo giải ngân của Kho bạc Nhà nước, vẫn còn 35/56 bộ, ngành trung ương và 6/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch năm 2018 thấp hơn 25%, trong đó còn 15 bộ, ngành trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10%. Một số bộ, ngành trung ương chưa giải ngân hoặc gần như chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Về nguyên nhân sự chậm trễ, Bộ Tài chính nhận định: Đối với việc giải ngân vốn nước ngoài, một số dự án có cơ chế cho vay lại địa phương, song nhiều địa phương chưa đáp ứng được điều kiện giải ngân phần vốn cho vay lại như Ủy ban nhân dân các tỉnh chưa hoặc chậm phê duyệt kế hoạch vốn cho vay lại hay công tác thẩm định và ký thỏa thuận cho vay lại với các tỉnh còn chậm. Một số dự án thành phần bị ảnh hưởng bởi dự án tổng thể đang làm thủ tục trình duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. Một số dự án hết thời hạn thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng vẫn chưa giải ngân hết, vẫn có kế hoạch vốn nên đang làm thủ tục gia hạn thời hạn dự án. Một số dự án giải ngân chậm do cơ quan chủ quản chậm giao kế hoạch vốn; tập trung giải ngân kế hoạch vốn năm 2017. Một số dự án có kế hoạch vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân bằng 0%, nguyên nhân do hiệp định vay của dự án không có hiệu lực hoặc do vướng mắc với tư vấn về thiết kế cơ sở nên dự kiến chưa thể đấu thầu rút vốn trong năm 2018.

Đối với việc thực hiện giải ngân vốn trong nước, một số dự án khởi công mới có tỷ lệ giải ngân rất thấp do các đơn vị cần thời gian để tổ chức lựa chọn tư vấn thiết kế, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và triển khai thi công xây lắp. Theo báo cáo của một số địa phương, thời gian để hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án tính từ khi được bố trí vốn đến khi ký hợp đồng thi công công trình cần hơn 3 tháng chuẩn bị. Ngoài ra, việc tiến hành cơ cấu lại hoặc sáp nhập đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán. Ở một số dự án chuyển tiếp nhà thầu còn chưa chú trọng công tác làm hồ sơ thanh, quyết toán hợp đồng để giải ngân vốn hoặc chưa làm thủ tục giải ngân khi các dự án đã có khối lượng thực hiện và nghiệm thu. Giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất còn thấp, chưa sát với thị trường nên gây ra sự không đồng thuận của một số người dân, dẫn đến thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, gây chậm tiến độ dự án. Một vài dự án đã hoàn thành hiện mới đang hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công để kiểm toán, quyết toán dự án hoàn thành nên chưa hoàn thiện hồ sơ thanh toán.

Với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, năm 2018, vốn bố trí cho các bộ, ngành đều là bố trí cho các dự án khởi công mới, vì vậy sau khi được giao kế hoạch vốn các chủ đầu tư mới bắt đầu tiến hành các bước chuẩn bị thực hiện dự án, làm các thủ tục giải phóng mặt bằng và tổ chức đấu thầu nên khối lượng nghiệm thu và thanh toán trong 6 tháng đầu năm còn rất ít.

Phân tích thêm, ông Triệu Thọ Hân - Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho rằng: Ngoài những nguyên nhân thông thường như “mùa vụ” của các dự án, thủ tục phát sinh trong quá trình đầu tư,... thì nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là xây dựng kế hoạch vốn cho dự án phải phù hợp với khả năng giải ngân cũng như nhu cầu giải ngân các dự án đó. Lập kế hoạch càng sát thì khả năng thực hiện tiến độ giải ngân càng tốt. Ngoài ra, cần cho phép và giao quyền chịu trách nhiệm đối với các chủ đầu tư cũng như các bộ, ngành địa phương và các cơ quan có liên quan khi xem xét kế hoạch chủ động có tính chịu trách nhiệm trong việc bố trí kế hoạch phù hợp với nhu cầu và khả năng giải ngân, đối với các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chủ động nhanh chóng điều chỉnh sang các dự án khác có nhu cầu giải ngân, để tăng cường tỷ lệ giải ngân.

Thanh toán trước, kiểm tra sau

Thực tế, để tránh việc giải ngân chậm trễ như những năm trước, ngay từ những tháng đầu năm 2018, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt về việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có 2 buổi làm việc với 6 bộ, ngành trung ương có kế hoạch vốn đầu tư công lớn nhưng tỷ lệ giải ngân thấp do có nhiều vướng mắc trong quá trình giải ngân, trực tiếp đi kiểm tra thực tế tại một số địa phương và đã có kết luận chỉ đạo sau cuộc họp để tháo gỡ,chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Với vai trò là cơ quan tổng hợp báo cáo tình hình giải ngân, hướng dẫn về thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, từ đầu tháng 2/2018, Bộ Tài chính đã có văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phân bổ kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2018 cũng như phân bổ kế hoạch vốn 2 chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Kho bạc Nhà nước khẩn trương làm việc với các chủ đầu tư để hoàn thiện thủ tục hạch toán thu hồi vốn ứng trước kế hoạch.

Để tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong việc thanh toán, giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính cũng thường xuyên cập nhật các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2018 chi tiết đối với từng dự án để Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý. Ngoài ra, thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư công, định kỳ hàng tháng Bộ Tài chính đều có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ. Nội dung báo cáo đã tổng hợp, đánh giá các khó khăn vướng mắc trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành địa phương, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Để thúc đẩy việc giải ngân đạt kế hoạch từ nay đến cuối năm, theo ông Triệu Thọ Hân, việc xem xét điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết. Giải ngân chỉ là công đoạn cuối của quá trình thực hiện dự án, nên các quy định pháp luật liên quan tác động đến cả dự án đầu tư đều phải xem xét điều chỉnh. Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đã đôn đốc, yêu cầu các bộ, ngành chủ động rà soát các vấn đề liên quan từ Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu. Lãnh đạo Vụ Đầu tư cũng cho biết, bản thân Bộ Tài chính cũng được yêu cầu rà soát các quy định pháp luật liên quan đến thanh toán vốn đầu tư. Bộ đã rà soát và chủ động điều chỉnh sửa đổi các nội dung nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thanh toán vốn đầu tư công. Bộ cũng đã sửa đổi Thông tư liên quan đến thanh toán vốn đầu tư công. Ngoài việc rút ngắn thời hạn kiểm tra hồ sơ của Kho bạc Nhà nước từ 7 ngày xuống còn 4 ngày, đơn vị này còn thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với các lần giải ngân đầu, chỉ có lần giải ngân cuối cùng của dự án mới kiểm soát trước, thanh toán sau. Những giải pháp này sẽ đảm bảo tối đa thuận lợi cho các chủ đầu tư khi thanh toán và vẫn đảm bảo kiểm soát được thanh toán vốn theo quy định.

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜