DN gỗ kiến nghị sản phẩm gỗ XK không phải kiểm dịch. Ảnh TH. Ngày 19-2,ếnnghịbỏquyđịnhkiểmdịchđốivớigỗrb của real Hiệp hội DN chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị xem xét sửa đổi Thông tư số 40/2012/TT-BNNPTNN ngày 15-8-2012 theo hướng hủy bỏ yêu cầu kiểm dịch gỗ và các sản phẩm gỗ trước khi XK, chỉ kiểm dịch những sản phẩm nào mà trong hợp đồng XK có yêu cầu. Theo BIFA, sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ đều đã qua công đoạn tẩm, sấy gia công nên không còn mầm bệnh. Ngoài ra, hầu hết các nước trên thế giới không cần chứng thư kiểm dịch thực vật, ví dụ như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu... là nhữngthị trường XK chủ đạo của Việt Nam cũng không yêu cầu kiểm dịch, chỉ trừ vài nước có yêu cầu khó khăn nhất như Úc cũng chỉ cần thủ tục phun trùng hàng hóa trước khi XK. BIFA cho rằng nếu hủy bỏ việc kiểm dịch đối với mặt hàng gỗ XK (đa phần không kiểm trực tiếp mà chỉ kiểm qua hồ sơ) sẽ giảm được thời gian và chi phí cho DN khi thực hiện xin chứng thư, tạo điều kiện thuận lợi, cắt giảm thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, theo BIFA, điểm bất hợp lý của việc kiểm dịch hiện nay là khi kiểm dịch bắt buộc phải có vận đơn, trong khi đó, nếu XK hàng vào kho ngoại quan thì không thể có vận đơn trước. Trước đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cho rằng, từ ngày 10-1, cơ quan Hải quan yêu cầu các DN ngành gỗ phải thực hiện kiểm dịch thực vật trước khi làm thủ tục thông quan đối với đỗ gỗ XK đến các quốc gia không yêu cầu kiểm dịch thực vật và DN nhập khẩu, hợp đồng nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thực vật. Kiểm dịch thực vật đối với đồ gỗ XK nhất là trong thời gian cao điểm mua hàng đã gây ra tình trạng ùn ứ hàng tại cửa khẩu, rớt hàng tại cảng xuất do không kịp làm thủ tục kiểm dịch thực vật vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, khiến DN tốn thêm nhiều chi phí. Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện nay, các sản phẩm gỗ XK của Việt Nam bao gồm gỗ ngoài trời, đồ gỗ trong nhà và đồ thủ công mỹ nghệ được quy định tại Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT ngày 15-8-2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong quá trình chế biến các sản phẩm gỗ này đều được ngâm tẩm, xử lý ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm, phun màu hoặc sơn phủ bề mặt, nhúng dầu bảo quản. Quy trình công nghệ này đã được công nhận thực hiện, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn, các quy định pháp luật nghiêm ngặt của các quốc gia nhập khẩu mà không có bất kỳ yêu cầu kiểm dịch thực vật nào đối với sản phẩm gỗ XK của Việt Nam. Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện tại, chi phí kiểm dịch thực vật là chi phí lớn nhất so với các chi phí khác đối với hàng XK có nguồn gốc từ thực vật, nếu thêm chi phí kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm gỗ XK khiến chi phí tiếp tục đội lên cao. Bản thân gỗ nguyên liệu đã được thực hiện kiểm dịch thực vật, trong quá trình chế biến XK lại phải kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm đồ gỗ XK là trùng lặp, tăng chi phí cho DN. Việc triển khai Thông tư 40 đã làm phát sinh thêm nhiều chi phí, tốn kém thời gian, làm chậm tiến độ giao hàng, đơn hàng bị hủy, gây tổn hại và uy tín cho các DN chế biến sản phẩm gỗ XK. Từ những vướng mắc trên, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, sửa đổi Thông tư 40, không đưa các sản phẩm thực vật vào danh mục vật thể thực vật, Đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan phân luồng Xanh đối các sản phẩm gỗ XK. Lê Thu |