【giải vô địch hy lạp】Xem xét xóa nợ đối với tổ chức giải thể, phá sản trước 31
Dự thảo Thông tư sẽ hướng dẫn xử lý các khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng phát sinh từ ngày 31-12-2008 trở về trước.
“Khoản nợ dự trữ quốc gia tồn đọng” theo hướng dẫn tại văn bản này được hiểu là những khoản công nợ dự trữ quốc gia phải thu hồi hoặc phải xử lý, nhưng qua nhiều năm khó đòi, không thu hồi được hoặc chưa xử lý được đang theo dõi trên sổ kế toán có đủ điều kiện thực hiện xử lý theo quy định tại Thông tư.
Dự kiến, đối tượng xử lý xóa nợ gồm: Đối tượng nợ đã bị cơ quan pháp luật xử lý phạt tù, hiện đã về địa phương nhưng không có khả năng trả nợ, có xác nhận của cơ quan thi hành án không còn tài sản để trả nợ; Đối tượng nợ là tổ chức, tập thể đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc phá sản, có xác nhận của cơ quan cấp ra quyết định thành lập.
Ngoài ra, 2 đối tượng khác cũng thuộc diện được xóa nợ là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay dự trữ quốc gia để cứu trợ cho dân và khôi phục các công trình công cộng (khi vay có đơn xin vay hoặc ý kiến của UBND tỉnh, thành phố) và đối tượng đã chết có giấy chứng tử hoặc xác nhận đã chết của cơ quan Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và không còn tài sản để trả nợ (bao gồm cả trường hợp mất tích, nếu bỏ trốn khỏi địa phương phải có giấy chứng nhận của Công an phường, xã nơi đối tượng cư trú trước khi bỏ trốn).
Dự thảo Thông tư cũng quy định đối tượng xử lý bàn giao cho địa phương để thu hồi, bổ sung cho ngân sách địa phương gồm: Đối tượng đã bị pháp luật xét xử phải bồi thường, nay đã về địa phương cư trú nhưng không có xác nhận của cơ quan thi hành án là không có khả năng trả nợ theo bản án đã tuyên; và các cá nhân, cán bộ đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc thuyên chuyển có quyết định nghỉ hưu, thôi việc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Các khoản hao kho còn tồn đọng chưa xử lý do chưa xây dựng được định mức mà trong quá trình bảo quản không phát hiện có tiêu cực hoặc hao kho do phương thức nhập, xuất, bàn giao và khoản nợ do bão lụt gây ra cũng dự kiến sẽ được xử lý ghi giảm nguồn vốn dự trữ.
Thẩm quyền xử lý dự kiến được phân cấp như sau: Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xem xét, quyết định xử lý những khoản nợ có giá trị dưới 20 triệu đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước xem xét, quyết định xử lý những khoản nợ có giá trị từ 20 đến dưới 50 triệu đồng. Các trường hợp còn lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
T.Th
相关推荐
- Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- Thủ tướng đề nghị Pháp tiếp tục viện trợ, cho vay, nhượng lại vắc
- Trao tặng 84 danh hiệu bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở Quảng Trị
- Cử tri đề nghị điều tra hành vi làm sai lệnh hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải
- Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- Ông Trần Quốc Vượng: Bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh kinh tế
- Ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NĐ
- Thủ tướng đốc thúc làm 3 dự án cao tốc Bắc