Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định quá nửa số đại biểu bỏ phiếu không tín nhiệm thì người đó “phải” từ chức chứ không “có thể” xin từ chức.
Cần cụ thể hóa quy trình trong luật
Liên quan đến quy định về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm,ửađạibiểubỏphiếukhngtnnhiệmthphảitừchứkq asenal bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn trong dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND vừa được trình Quốc hội, hiện vẫn còn 2 loại ý kiến.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, loại ý kiến thứ nhất tán thành trong dự thảo Luật chỉ quy định chung về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và đề nghị bổ sung thêm một số quy định về quy trình có tính nguyên tắc vào dự thảo Luật, còn quy trình, thủ tục cụ thể sẽ tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội. Quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng thiên về phương án này.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị thu hút các quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Nghị quyết số 85 vào trong Luật này để thể hiện cho thống nhất, dễ theo dõi, dễ thực hiện và tránh tình trạng hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau.
Bày tỏ không hoàn toàn nhất trí với dự thảo Luật và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, đại biểu Phạm Đức Châu – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Quảng Trị cho rằng, việc chỉ quy định mang tính nguyên tắc dẫn đến cả Luật và Nghị quyết 85 đều có hiệu lực là không phù hợp về mặt kỹ thuật lập pháp.
Đại biểu Phạm Đức Châu – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Quảng Trị (Ảnh:HL)
Về mặt nội dung, dự thảo không quy định các mức tín nhiệm cao - thấp nhưng hậu quả pháp lý lại nhắc đến người bị tín nhiệm thấp để rồi căn cứ Nghị quyết xử lý là không thống nhất. Ngoài ra còn có quy định trùng lặp giữa luật và Nghị quyết.
Do đó, đại biểu Phạm Đức Châu đề nghị phải đưa vào luật về đối tượng, thời điểm, các mức đánh giá và hậu quả pháp lý của việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền- Phó trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lâm Đồng đề nghị cụ thể hoá quy trình lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ngay trong luật.
Quá nửa số đại biểu bỏ phiếu không tín nhiệm phải từ chức
Dự thảo Luật quy định Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước cũng là đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp.
HĐND lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng Ban của HĐND; Chánh Văn phòng HĐND cấp tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND.
Dự thảo Luật quy định: Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ của người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
Theo đại biểu Phạm Đức Châu, ở giai đoạn bỏ phiếu tín nhiệm không có chuyện “có thể” từ chức mà là “phải” từ chức, vì người đó tín nhiệm quá thấp rồi.
Theo Ngọc Thành/VOV.VN