您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả vô địch nga】Việt Nam trong Top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu 正文

【kết quả vô địch nga】Việt Nam trong Top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu

时间:2025-01-10 16:37:19 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Ảnh: backyardskeptics.comTổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD dự báo thiệt hại hàng năm do biế kết quả vô địch nga

Việt Nam nằm trong 10 quốc gia bị ảnh hưởng kinh tế nặng nhất bởi biến đổi khí hậu

Ảnh: backyardskeptics.com

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD dự báo thiệt hại hàng năm do biến đổi khí hậu sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu từ nay đến cuối thế kỷ giảm sút 4,ệtNamtrongTopquốcgiabịảnhhưởngnặngnhấtdobiếnđổikhíhậkết quả vô địch nga8%. Việt Nam là một trong số 10 nước dưới đây bị ảnh hưởng nặng nhất từ quá trình biến đổi khí hậu.

Philippines

Trong 5 năm qua, nước này đã trải qua rất nhiều cơn bão lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số cơn bão đã hướng tới những vùng trước đây không hề bị ảnh hưởng.

Tháng 11 năm ngoái, cơn bão Hải Yến để lại hậu quả nặng nề cho Philippines, chính phủ ước tính tổng thiệt hại lên đến 12,9 tỷ USD.

Nigeria

Biến đổi khí hậu có thể cản trở sự đi lên của ngành công nghiệp dầu mỏ rất quan trọng đối với Nigeria. Sản lượng dầu thô của Nigeria là 1,95 triệu thùng/ngày.

Năm 2012, sau 5 tháng lũ lụt triền miên, thiệt hại được ước tính là 500.000 thùng mỗi ngày. Mực nước biển ngày một dâng cao đã làm mất đi một số giếng dầu.

Việt Nam

Giới phân tích quốc tế nhận định nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu, đặc biệt là bão lũ.

Từ năm 2001 đến năm 2010, lũ lụt, lở đất và hạn hán khiến GDP nước ta sụt giảm 1,5%/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đặc biệt dễ bị thiệt hại do nước biển dâng. Chính phủ ước tính nếu nước biển dâng cao mỗi mét, hơn 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập và đất nước sẽ mất khoảng 10% GDP.

Haiti

Vị trí của Haiti khiến đất nước này rất dễ hứng chịu cả động đất và bão lớn. Một loạt thiên tai đã bào mòn sự phát triển của Haiti, thậm chí cả khả năng chuẩn bị cho những biến cố tiếp theo.

Theo Liên hợp quốc, Haiti vẫn đang trong giai đoạn phục hồi từ trận động đất năm 2010 đã giết chết khoảng 220.000 người và thiệt hại khoảng 8 tỷ USD.

Trong khi đó, kinh tế Haiti phần lớn phụ thuộc vào nông nghiệp.

Bangladesh

Bangladesh đứng đầu danh sách các nước có nguy cơ lũ lụt thường xuyên và nghiêm trọng của Ngân hàng Thế giới.

Ngân hàng cho biết băng tan ở dãy Himalaya là kết quả của việc trái đất nóng dần lên, chảy về sông Hằng và sông Brahmaputra và các nhánh của chúng.

Papua New Guinea

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, kinh tế nước này có nguy cơ giảm 15,2% đến năm 2100. Một trong những nạn nhân của biến đổi khí hậu tại Papua New Guinea là ngành trồng trọt khoai lang, trong đó Ngân hàng Thế giới dự đoán sẽ suy giảm hơn 50% vào năm 2050.

Malawi

Nước nông nghiệp châu Phi này hứng chịu nhiều đợt hạn hán kéo dài. Do vậy, sản lượng nông nghiệp sụt giảm và cơ sở hạ tầng đường bộ thì hư hỏng nặng.

Fiji

Ba ngành công nghiệp chính của Fiji đang bị đe dọa do toàn cầu nóng lên, gồm ngư nghiệp, xuất khẩu đường và du lịch.

Đến năm 2070, nhiệt độ tại nước này có thể tăng 2-3 độ C, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp trên diện rộng, giảm sản lượng đánh bắt cá, tẩy trắng san hô.

Đặc biệt, sản lượng mía của Fiji được dự báo sẽ giảm 7-21% vào năm 2070.

Sudan

Phần lớn đất đai của Sudan là đất khô cằn và sa mạc. Vì vậy, hạn hán sẽ khiến nguồn thực phẩm khan hiếm trong khi dân số tương đối cao.

Nhật Bản

Là một quốc gia có thu nhập cao, Nhật Bản có điều kiện tốt hơn để đối phó với biến đổi khí hậu so với các nước láng giềng thuộc Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nguy cơ của Nhật Bản là tỷ lệ dân số sống trong vùng đất thấp ven biển khá cao (16,2%) cùng với vô số các thảm họa thiên nhiên như sóng thần, lũ lụt, bão, động đất và núi lửa phun trào./.

Ngọc Nguyễn (Theo CNBC)