【lịch bóng đá giải vô địch ý】Hào hứng chào đón sự kiện văn hóa đặc biệt

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 15:45:45 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:71次

Những ngày qua,ứngchođnsựkiệnvănhađặcbiệlịch bóng đá giải vô địch ý không khí Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 đã rộn rịp, từ các cơ quan đến người dân đều có các hoạt động lan tỏa. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin về sự kiện càng tăng và việc tuyên truyền bằng cổ động, trực quan được chú trọng.

Chị em phụ nữ huyện Châu Thành góp phần quảng bá áo bà ba thông qua những hình ảnh lao động thường nhật.

Lan tỏa hình ảnh đẹp về Áo bà ba

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phát động Tuần lễ Áo bà ba, bắt đầu từ 25-9 đến ngày 1-10. Nói về việc phát động rộng rãi, bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, cho biết: “Đây là một trong những hoạt động góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh áo bà ba, tôn vinh giá trị của chiếc áo bà ba trong đời sống xã hội. Từ đó, để mọi người đều phải tự hào và thấy trách nhiệm phải giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống này. Việc phát động không chỉ 100% cán bộ hội chuyên trách từ tỉnh đến cơ sở, mà còn mở rộng ra hội viên, phụ nữ trong toàn tỉnh. Khuyến khích lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tỉnh cùng hưởng ứng”.

Chị em phụ nữ sẽ ưu tiên chọn trang phục áo bà ba trong các hoạt động ở công sở, trường học, đơn vị, các sự kiện trong gia đình và xã hội. Tạo sức lan tỏa bằng nhiều hình thức, nhất là mạng xã hội, để tạo nên một hình ảnh đẹp.

Thành phố Vị Thanh, nơi tổ chức sự kiện, việc tập trung để quảng bá hình ảnh áo bà ba được thực hiện sớm và đồng bộ, thể hiện trách nhiệm, góp phần vào sự thành công chung của sự kiện. Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, chia sẻ: “Không phải đến sự kiện này, chúng tôi phát động chị em mặc áo bà ba. Trước đó trong các hội thi, hội diễn, nhất là các hội thi ẩm thực, bánh dân gian, mặc áo bà ba là yêu cầu chính, dần trở thành thói quen. Lần này, chúng tôi tập trung phát động sâu rộng hơn. Tham gia tích cực tham gia vào những nhiệm vụ được phân công, như tuyên truyền, vận động tiểu thương chợ Vị Thanh tham gia mặc áo bà ba, phát động trong toàn hội viên, vận động người dân cùng tham gia”.

Chia sẻ trong niềm tự hào lẫn xúc động khi nói về chiếc áo bà ba, chị Nguyễn Thị Cẩm Chân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành, bộc bạch: “Là phụ nữ, tôi rất thích mặc áo bà ba, là biểu trưng cho nét văn hóa truyền thống, thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường nhưng cũng đầy dịu dàng của người phụ nữ Nam bộ. Lần này, tôi rất háo hức chờ đón sự kiện này và sẽ phát động mọi người cùng mặc áo bà ba, góp phần tạo nên thương hiệu riêng của Hậu Giang. Với vai trò của mình, tôi tiếp tục tuyên truyền những giá trị truyền thống nét đẹp của áo bà ba xưa và nay, vận động các chị em trân trọng, gìn giữ nét đẹp áo bà ba và chọn áo bà ba làm trang phục thường xuyên để áo bà ba không bị mai một, mà càng nâng tầm giá trị của chiếc áo bà ba trong thời đại ngày nay”.

Người người hào hứng đón chờ sự kiện đặc biệt

Tiểu thương Chợ nông thôn Vị Thanh và người dân mặc báo bà ba khi đến chợ, tạo nên hình ảnh dung dị nhưng đẹp và ấn tượng.

Khởi điểm của sự hào hứng là vào ngày Họp báo Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 cách đây không lâu, tiểu thương chợ Vị Thanh đồng loạt mặc áo bà ba để chào mừng. Chị Bích Ngọc, tiểu thương chợ Phường IV, hồ hởi: Dù chúng tôi không được chọn để mặc áo bà ba phục vụ chính lễ hội, nhưng tôi vẫn đi may mấy cái để dành mặc mấy hôm nay, để góp phần quảng bá sự kiện. Tôi thích chiếc áo này lắm, vừa tôn dáng, vừa thoải mái vận động mà không bị vướng víu. Là người Hậu Giang, tôi thật xúc động khi địa phương quan tâm tổ chức sự kiện thật ý nghĩa này. Tôi sẽ mặc áo bà ba thường xuyên hơn, để tự hào giới thiệu mình là người Hậu Giang.

Cũng hào hứng với Festival Áo bà ba, bà Huỳnh Thị Nguyệt, giáo viên về hưu, ở thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Mấy người bạn trong hội hưu trí của thị xã luôn chọn trang phục áo bà ba để mặc trong những cuộc hội ngộ, giao lưu. Với tôi, đi dạy những năm sau giải phóng, tôi đều chọn mặc áo bà ba. Hồi đó, áo dáng suông, cổ tròn chít eo thấp, tay rộng, mặc rất thoải mái. Áo bà ba gắn bó và tôi có rất nhiều kỷ niệm. Lần này, tôi cũng sẽ mặc áo bà ba cả tuần lễ phát động, rủ bạn bè qua Vị Thanh để cùng góp sức lan tỏa sâu rộng”. 

Từng bước một, những phần việc đã được triển khai, từ việc trồng hoa sen, hoa súng trong lòng hồ Khu văn hóa Hồ Sen, đoạn sông Mương Lộ, đường 3-2. Những tiểu thương ở chợ Vị Thanh, học sinh các trường THPT trong thành phố được chọn để ghi hình, chụp ảnh quảng bá cho sự kiện. Những thợ may, thợ mộc được chọn để đảm trách từng phần việc... Tất cả được triển khai khẩn trương, chất lượng.

Những mái nhà cây, lợp lá dần nên hình nên vóc, bài trí trong Khu văn hóa Hồ Sen, những chiếc đèn hình trái khóm được treo ở 2 cổng chính vào khu này. Trên các tuyến đường, hàng trăm pano, phướn dọc được treo, cùng làm cho không khí nô nức của mọi người khi lễ hội đã cận kề.

Không chỉ người dân trông chờ, công chức, viên chức được chọn tham gia sự kiện đều hồi hộp. Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, công chức Văn phòng UBND tỉnh, chia sẻ: “Tôi có rất nhiều kỷ niệm về chiếc áo bà ba mẹ tôi toàn mặc áo này, nên hình ảnh đã trở nên gần gũi và tôi thích lúc nào chẳng hay. Hồi nhỏ, tôi ưa lấy áo mẹ mặc thử. Lớn lên chút, nhất là thời sinh viên, hễ có tham gia hoạt động văn nghệ là về mượn áo của mẹ mặc. Lần này, tôi được chọn tham gia một số sự kiện, tôi thấy rất vui và chắc chắn sẽ may thêm nhiều chiếc áo bà ba nữa cho mình”...

Mỗi người đều có câu chuyện, cảm xúc về chiếc áo bà ba. Câu chuyện, cảm xúc đó sẽ tiếp tục được kể, được làm sống lại, để mọi người trải nghiệm, thắp thêm niềm tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị quý giá của trang phục mang đậm nét riêng của người dân Nam bộ nói riêng, Việt Nam nói chung.

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接