发布时间:2025-01-27 17:11:07 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Khi “biên nóng” bình yên!- Bài cuối: Lào Cai những ngày… “trắng bản” | |
Khi “biên nóng” bình yên!- Bài 2: Quảng Ninh: Buôn lậu “hạ nhiệt”?ốihợpchiasẻthôngtinđểxửlýtriệtđểcácvụviệnhan dinh soi keo bong da hom nay | |
Khi “biên nóng” bình yên! – Bài 1: Lạng Sơn không còn là “điểm nóng” buôn lậu? |
Ông Lê Thanh Hải |
Ông nhận định như thế nào về tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên tuyến biên giới phía Bắc trong thời gian qua?
Những tháng đầu năm, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến chủ yếu nhỏ lẻ liên quan đến: trang thiết bị, vật tư y tế, dược liệu, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm đông lạnh.
Nhìn chung, so với các năm trước đây, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới phía Bắc có chiều hướng giảm mạnh.
Ở các địa bàn như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai ghi nhận số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới giảm mạnh.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới giảm mạnh, thưa ông?
Hoạt động buôn lậu trên biên giới phía Bắc có chiều hướng giảm xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan như sau:
Về khách quan, khi dịch bệnh bùng phát, tất các nước có chung đường biên giới với nước ta, đặc biệt là Trung Quốc đã gia tăng lực lượng tuần tra, kiểm soát biên giới vừa ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh, đồng thời cũng ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Vì vậy, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, người, phương tiện xuất nhập cảnh giảm, đặc biệt là việc qua lại của cư dân biên giới.
Về chủ quan, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo sát sao đối với các lực lượng chức năng, đặc biệt là các địa phương biên giới tăng cường và triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ việc vi phạm.
Điển hình như công văn số 741/VPCP-V.I ngày 28/1/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thuốc lá điếu và đường cát; công văn số 1669/VPCP-V.I ngày 17/3/2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19; công văn số 3986/VPCP-V.I ngày 28/6/2022 về yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử…
Dự báo khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, hoạt động xuất nhập khẩu trở lại trạng thái bình thường sẽ kéo theo những nguy cơ về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến biên giới phía Bắc gia tăng. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
Những tháng cuối năm, Chính phủ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến, phức tạp khó lường, trong nước áp lực lạm phát gia tăng, nhu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng tăng cao, biến động, chênh lệch giá hàng hóa giữa các khu vực, vùng, miền trong và ngoài nước còn lớn, đặc biệt là xuất hiện sự khan hiếm cục bộ và tăng giá đột biến một số mặt hàng trọng điểm, thiết yếu như vàng, năng lượng, lương thực, phân bón, dược phẩm, vật tư thiết bị y tế, nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất... Đây là động cơ, nguyên nhân dẫn đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đồng thời cũng là thách thức cho các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng thực thi công tác này.
Ngoài ra, do dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, phía Trung Quốc nới lỏng hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đây cũng là “mảnh đất màu mỡ”, dẫn đến nguy cơ làm gia tăng trở lại hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến trọng điểm này.
Với vai trò tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực đã tham mưu, đề xuất những giải pháp gì để chủ động, kịp thời trong phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý, thưa ông?
Trước dự báo tình hình như trên, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, trong đó có tuyến biên giới phía Bắc, Văn phòng Thường trực tham mưu trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương phải triển khai thường xuyên, liên tục nhiều giải pháp từ này đến cuối năm, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm như:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Trong quá trình triển khai cần giáo dục cho cán bộ công chức các lực lượng chức năng tham gia vào công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tu dưỡng đạo đức để làm tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là không bảo kê, tiếp tay cho các hoạt động này.
Thứ hai, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành thành viên, lực lượng chức năng căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để làm tốt công tác điều tra cơ bản địa bàn, nhằm phát hiện các băng nhóm, ổ nhóm, địa bàn, mặt hàng, thời điểm thường diễn ra các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đánh trúng, đánh đúng đối tượng chủ mưu, cầm đầu.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân không tham gia tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu; tuyên truyền rộng rãi trong xã hội để giairm thiểu việc mua bán, tiêu thụ những hàng hóa không rõ nguồn gốc, bảo vệ sản xuất trong nước, quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt là tuyên truyền ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; tạo công ăn việc làm cho bà con.
Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng, giữa các địa phương và các lực lượng thành viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để chia sẻ, cung cấp thông tin nhằm xử lý triệt để các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ đầu đến cuối.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看