Một góc phố Trịnh Công Sơn (Hà Nội) - không gian đi bộ vào những ngày cuối tuần của người dân Thủ Đô. |
Đảng đoàn Quốc hội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng,ửaLuậtThủđôbanhànhchínhsáchđộtpháchoHàNộbao bong da anh moi nhat nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị giao “Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo sửa đổi Luật Thủ đô và một số luật có liên quan theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho Hà Nội, trong đó lưu ý đến việc chủ động nguồn thu, nhiệm vụ chi nhằm ưu tiên hơn nữa nguồn lực đầu tưcho phát triển, bảo đảm kinh phí thực hiện các dự ántrọng điểm quốc gia trên địa bàn Thủ đô Hà Nội".
Để thực hiện nhiệm vụ này, Đảng đoàn Quốc hội đề nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo cơ quan có liên quan tiến hành sơ kết việc thực hiện các nghị quyết thí điểm của Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bảo đảm hoàn thành trong quý IV năm 2023.
Các nghị quyết thí điểm gồm Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội (Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội) và Nghị quyết thí điểm bố trí chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (Nghị quyết số 160/2021/QH14 ngày 08/4/2021 của Quốc hội).
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm tra, báo cáo ý kiến về kết quả sơ kết việc thực hiện thí điểm các nghị quyết với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính- ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội (Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội), Đảng đoàn Quốc hội đề nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo cơ quan có liên quan tiến hành sơ kết việc thực hiện Nghị quyết này báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm 2022; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2025.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm tra, báo cáo ý kiến về kết quả sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ban Cán sự đảng Chính phủ còn được đề nghị chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu, rà soát, tổng kết việc thi hành Luật Thủ đô và các luật, nghị quyết có liên quan, đề xuất nội dung sửa đổi Luật Thủ đô để làm cơ sở xem xét bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, bảo đảm hoàn thành trước ngày 31/12/2023.
Kế hoạch nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua bảo đảm nội dung sửa đổi Luật thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các yêu cầu tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, lấy ý kiến các cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về những nội dung chính sách đặc thù, có tính đột phá, vượt trội hơn cho Thủ đô Hà Nội so với quy định hiện hành.
Sau khi không được Quốc hội thông qua vào năm 2011 như dự kiến, năm 2012 Luật Thủ đô đã được thông qua và có hiệu lực từ giữa năm 2013.
Sau 9 năm thực hiện, nhiều quy định trong Luật Thủ đô được cho là vẫn chưa bảo đảm tính khả thi, khó đi vào cuộc sống, trong đó có chính sách trọng dụng nhân tài.
Các vấn đề lớn như chính quyền đô thị; tài chính - ngân sách đặc thù cho thành phố và quản lý đô thị, dân cư đô thị... cũng được cho là cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô.
Tại kế hoạch, Đảng đoàn Quốc hội đề nghị Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động nghiên cứu, thu thập ý kiến chuyên gia để đề xuất với Ban Cán sự đảng Chính phủ, cấp có thẩm quyền về các giải pháp, cơ chế, chính sách cần được thể chế hóa trong Luật Thủ đô và các văn bản khác có liên quan cùng các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện Luật.