88Point88Point

【bong da live tv】"Trò gieo xúc xắc" đầy mạo hiểm của Iran

tro gieo xuc xac day mao hiem cua iranTướng Iran Soleimani bị giết đẩy Mỹ vào vòng luẩn quẩn “đến-đi” ở Iraq
tro gieo xuc xac day mao hiem cua iranHạ viện Mỹ bỏ phiếu giới hạn hành động quân sự của Tổng thống với Iran
tro gieo xuc xac day mao hiem cua iranSau cái chết của Tướng Soleimani,ògieoxúcxắcquotđầymạohiểmcủbong da live tv Iran rút hoàn toàn khỏi JCPOA
tro gieo xuc xac day mao hiem cua iran
Hình ảnh tên lửa rời bệ phóng do Hãng thông tấn Fars News của Iran công bố sáng 8/1.

Tướng Soleimani lãnh đạo Lực lượng Đặc nhiệm Quds, một cánh quân chủ lực hoạt động ở nước ngoài của IRGC, và là kiến trúc sư trưởng của những kế hoạch can dự mở rộng của Iran trong cuộc nội chiến Syria. Soleimani không chỉ là nhà lãnh đạo của IRGC, mà trong vài năm qua đã trở thành một nhân vật đáng kính, đầy quyền lực trong chính trị-xã hội Iran. Năm 2013, tên tuổi của ông trên tờ New Yorker được gắn với cái tên “Chỉ huy bóng tối”, nhấn mạnh vai trò của Soleimani như một nhân vật quyền lực ở hậu trường. Ông là chỉ huy trưởng của lực lượng Shi'ite trong cuộc nội chiến Syria, thiết kế một chính sách chống IS, đồng thời mở rộng phạm vi của Iran trong khoảng trống chính trị và địa lý bị Mỹ bỏ lại.

Việc sát hại Soleimani có thể dẫn tới leo thang vũ trang trực tiếp trong khu vực giữa Mỹ, các lợi ích của Mỹ và Tehran hơn bao giờ hết. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi cuộc không kích này, còn Iran tuyên bố sẽ trả thù. Điều này báo động về một cuộc chiến tranh khác sắp xảy ra trong khu vực.

Sự leo thang đầy kịch tính xảy ra vài ngày sau khi những người ủng hộ phiến quân được Iran hậu thuẫn tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, với những báo cáo cho thấy quân đội Iraq được giao nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu ngoại giao đã không làm tròn trách nhiệm. Một tuần trước đó, ngày 27/12/2019, các phiến quân do Iran hậu thuẫn đã nhắm mục tiêu vào một căn cứ của Mỹ tại Kirkuk ở miền Bắc Iraq, làm bị thương nhiều binh sĩ Mỹ và khiến một nhà thầu Mỹ thiệt mạng.

Khi quốc tang tưởng niệm cái chết của Tướng Soleimani chưa kết thúc, Mỹ - Iran tiếp tục tuyên bố những phương án đáp trả lẫn nhau, trong đó Iran đã phóng 15 tên lửa vào các mục tiêu của Mỹ ở Iraq rạng sáng 8/1 (giờ địa phương). Động thái này có thể gây nên mối lo ngại chiến tranh giữa Mỹ và Iran sẽ nổ ra song nhà phân tích quân sự Stephen Ganyard của trang ABC News nhận định rằng những điều sẽ xảy ra tiếp theo còn phụ thuộc vào mức độ phá hủy mà những tên lửa của Iran gây ra tại Căn cứ Không quân Erbil ở phía Bắc Iraq và Căn cứ Ain Al-Assad ở phía Tây nước này. Nhà phân tích này cũng nhận định rằng Iran "dường như đã nhằm vào các mục tiêu ít có khả năng tấn công nhất bởi họ biết rõ chúng không được bảo vệ cẩn thận".

Iran đã đánh cược một ván bài lớn trong cuộc không kích vào 2 căn cứ không quân của Mỹ ở Iraq vào sáng 8/1 nhằm "trả thù" cho cái chết của Tướng Qassem Soleimani. Trong khi đó, nhà phân tích Seth J. Frantzman nhận định trên trang The Jerusalem Post rằng đây là "trò gieo xúc xắc" đầy mạo hiểm của Iran với hy vọng Mỹ sẽ không đáp trả hoặc ít nhất không trả đũa bằng một cuộc tấn công trên quy mô lớn. Ông Mark Gunzinger thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách Mỹ thì cho rằng "không có khả năng" Iran sẽ tuyên bố một cuộc chiến toàn diện với Mỹ: "Iran hầu như đạt được rất ít và có quá nhiều thứ để mất nếu lao vào một cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ. Với nhiều điều để mất này, tôi muốn nói đến những tổn thất lớn lao về quân sự cũng như bất kỳ sự ủng hộ nào mà họ đang nhận được nhằm giảm bớt các lệnh trừng phạt. Tôi cho rằng nhiều khả năng Iran sẽ cần thêm thời gian, đánh giá cẩn thận các lựa chọn và sau đó quyết định hành động vì những lợi ích khu vực dài hạn".

Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Countryman đánh giá: "Tuyên bố chiến tranh không phải là lựa chọn của Thế kỷ 21. Cả Mỹ, Nga và các nước Trung Đông đều chưa từng "tuyên bố" chiến tranh và thậm chí hiếm khi thừa nhận rằng họ đang ở trong một cuộc chiến. Chắc chắn Iran sẽ tiến hành các hành động bạo lực chống lại Mỹ ở Trung Đông, bất kể là nhắm vào các mục tiêu quân sự hay dân sự. Iran sẽ không sử dụng trực tiếp quân đội của nước này mà sẽ dùng các nhóm đồng minh (hay lực lượng ủy nhiệm) để tấn công các mục tiêu của Mỹ".

赞(11)
未经允许不得转载:>88Point » 【bong da live tv】"Trò gieo xúc xắc" đầy mạo hiểm của Iran